7. Bố cục luận văn
1.3.1.1. Phân tích công việc
Việc phân tích công việc nhằm đánh giá mức độ phù hợp của từng người lao động với công việc mà họ đang đảm nhận cũng như mức độ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức. Đây chính là căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu và mục tiêu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Theo Raymond (2002), việc phân tích được thực hiện trên 3 gốc độ:
Phân tích tổ chức: là việc phân tích những đặc thù hoạt động, mục tiêu hoạt động của tổ chức. Việc phân tích này nhằm xác định mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực so với chiến lược phát triển của tổ chức; xác định tổ chức có đủ các nguồn lực cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hay không; đội ngũ quản lý có ủng hộ cho các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hay không;...
Phân tích công việc (còn gọi là phân tích nhiệm vụ, phân tích hoạt động): là việc phân tích những yêu cầu để thực hiện công việc trong tổ chức, phân tích công việc phải chú trọng đến những công việc có tính chất quan trọng và trọng tâm. Việc phân tích này nhằm xác định những nhiệm vụ quan trọng cũng như kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần chú trọng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ đó đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của họ.
Phân tích cá nhân (còn gọi là phân tích con người): là việc phân tích năng lực làm việc của từng người lao động, từ đó: (1) xác định mức độ yếu kém về kết quả thực hiện công việc do thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, hay do thiếu động lực, do cách thức xử lý công việc chưa hợp lý; xác định những tiềm năng phát triển của từng cá nhân (2) xác định đối tượng cần đào tạo, đối tượng cần phát triển, và (3) xác định mức độ sẵn sàng của người lao động cho việc đào tạo và phát triển [21].