7. Bố cục luận văn
3.3.1. Đối với TCDT Nhà nước
+ Phải xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động cho toàn thể CBCC ngành dự trữ, nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế và mục tiêu đã đề ra.
+ Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dự trữ Nhà nước phải gắn chặt với khung năng lực (tiêu chuẩn) chuyên môn. Đây là tiêu chuẩn nghiệp vụ theo cấp độ đối với tất cả các lĩnh vực chuyên môn mà TCDT đã và đang xây dựng để giúp cho CBCC tự xác định, tự định hướng, lộ trình đào tạo, học tập để nâng cao trình độ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Triển khai rộng rãi mô hình đi học tập kinh nghiệm chung của toàn ngành, việc cử CBCC đi thực tế từng địa phương nhằm nâng cao năng lực quản lý, trang bị kiến thức, kinh nghiệm thực tế và tạo điều kiện cho CBCC nắm rõ, hiểu rõ việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ ngành dự trữ, qua đó giúp cho công tác tham mưu, đề xuất của cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức thừa hành được tốt hơn.
+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tập trung vào kỷ cương kỷ luật, liêm chính dự trữ; đào tạo về văn hóa giao tiếp nơi công sở. Cụ thể, sẽ xây dựng thành một quy chế hoạt động công vụ thống nhất để áp dụng trong toàn ngành.
+ Thực hiện việc luân chuyển, luân phiên, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đảm bảo đúng người, đúng việc. Tránh tình trạng CBCC giữ một vị trí quá lâu, từ đó phát sinh tư tưởng trì trệ, làm việc theo lối mòn, kém sáng tạo, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
+ Tăng cường kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị trực thuộc sát với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, trình độ chuyên
môn sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) trong tương lai.