7. Bố cục luận văn
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cục Dự
trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
Xác định được tầm quan trọng của yếu tố nhân lực đối với tổ chức, trong thời gian qua lãnh đạo CDTNNKVNB bên cạnh đầu tư tập trung vào sơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đã luôn chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Cục. Đặc biệt, CDTNNKVNB luôn coi công việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về mọi mặt phục vụ cho chính bản thân tổ chức, quyết định đến sự bền vững của tổ chức. Đây là cũng là vấn đề trọng tâm đã được xác định trong chiến lược phát triển và hiện đại hóa ngành Dự trữ Nhà nước.
2.3.1. Phân tích công việc và xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo và phát triển triển
Thực tế hiện nay việc phân tích và xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của CDTNNKVNB chỉ được tiến hành theo từng năm một, chứ chưa có kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn nhất định. Phòng Tổ chức - Hành chính chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển trong toàn CDTNNKVNB. Việc tổ chức các lớp đào tạo còn bị động, phụ thuộc vào cấp trên khi thông báo mở lớp thì Phòng Tổ chức - Hành chính chỉ cử người đi tham gia đào tạo, phần lớn việc cử người đi đào tạo đều do ý chí chủ quan của cá nhân lãnh đạo đơn vị đó, chứ chưa xuất phát
từ yêu cầu công việc cấp thiết. Ngoài ra, các lớp do TCDT hay BTC tổ chức thông thường theo cách đào tạo là ấn định các môn học và chỉ tiêu đào tạo cho mỗi Cục Dự trữ ở từng khu vực. Phòng Tổ chức - Hành chính dựa vào nội dung đào tạo có liên quan đến bộ phận nào thì cử người đi học tập, chứ chưa kết hợp giữa phân tích nhân viên, phân tích công việc và phân tích tổ chức. Về cơ bản, đây là một quá trình lập kế hoạch từ trên xuống dưới, đào tạo vận hành theo một chế độ “phân bổ chỉ tiêu”.
Nhìn chung, CDTNNKVNB chưa sử dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu và xác định nhu cầu đào tạo và phát triển. Do đó, mặc dù CDTNNKVNB trong các năm qua có tổ chức nhiều khóa đào tạo với số lượng lớn nhưng chưa sát đúng với yêu cầu công việc. Điều này được thể hiện qua kết quả đào tạo bảng 2.6 sau đây:
Bảng 2.6. Thống kê về lao động được đào tạo của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình qua các năm
Thời gian
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số lao động (người) 87 88 90 94 85
Tổng số lượt lao động đào tạo 85 96 80 86 80
Tổng số lao động đào tạo (người) 34 45 38 48 45
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy, tổng số lượt lao động được cử đi đào tạo của đơn vị có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung là có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2019, từ 85 lượt năm 2015 giảm xuống còn 80 lượt vào năm 2019. Xét theo số lao động đào tạo, chỉ tiêu này có xu hướng biến động nhiều hơn so với số lượt lao động đào tạo, năm 2016 tăng so với 2015 nhưng sang đến năm 2017 lại giảm, năm 2018 lại có xu hướng tăng lại nhưng năm 2019 lại giảm. Nhìn chung, cả giai đoạn 2015-2019 mặc dù có sự biến động tăng giảm ở từng năm nhưng xu hướng tăng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Về tỷ lệ đào tạo so với tổng số lao động, năm 2015 số người được đào tạo 34
người chiếm 39,08% so với tổng số lao động, đến năm 2019 tuy số lượng lao động được đào tạo có tăng và chiếm 52,94% so với tổng số lao động (xem biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đào tạo so với tổng số lao động
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Việc đào tạo hàng năm chủ yếu được TCDT hay BTC mở lớp, đa phần là các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành để cập nhật kịp thời kiến thức mới theo quy định của Nhà nước. Nhu cầu lao động cần được đào tạo theo thực tế là rất lớn, với kỳ vọng là tất cả các CBCC, người lao động sẽ được đào tạo, bồi dưỡng một năm một lần. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo hàng năm còn ít, do công tác xác định nhu cầu chưa chính xác, với lại do nhiệm vụ chính trị đặc thù của ngành luôn đột xuất và bị động do phải điều động ứng phó với những tình huống khẩn cấp xảy ra.
2.3.2. Lập kế hoạch đào tạo và phát triển
2.3.2.1. Xác định mục tiêu
Sau khi phân tích và xác định nhu cầu đào tạo và phát triển thì công việc quan trọng tiếp theo mà CDTNNKVNB thực hiện là xác định mục tiêu. Việc xác định mục tiêu phải xuất phát từ công việc, từ mục tiêu chung của đơn vị và xác định trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực hiện có. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu đào tạo và phát triển của CDTNNKVNB trong thời gian vừa
qua không xuất phát từ yêu cầu trên. Vì thế, mục tiêu đưa ra mang tính chung chung, không có tiêu chí để đánh giá kết quả, không có yêu cầu cụ thể cho từng loại CBCC, người lao động được tham gia đào tạo và phát triển. Điều này đã làm cho người tham gia quá trình đào tạo và phát triển không biết được yêu cầu về kỹ năng cụ thể để họ tích cực học tập.
Những năm qua CDTNNKVNB có xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nhưng trên thực tế là chưa hợp lý với quy mô CBCC và yêu cầu từng công việc cụ thể. Việc xác định mục tiêu chưa căn cứ vào kế hoạch phát triển, chưa cụ thể từng giai đoạn của quá trình đào tạo, chủ yếu chỉ tập trung bổ sung, cập nhật những thiếu hụt của CBCC trong công việc hiện tại, chỉ dừng lại ở mục tiêu ngắn hạn trước mắt mà chưa tập trung xác định đào tạo mang tính lâu dài. Chưa xác định được mục tiêu đào tạo dựa trên tiêu chuẩn chức danh công việc đã xây dựng cho các đối tượng đã được quy hoạch; chưa thực hiện các bước phân tích để xác định những kiến thức, kỹ năng còn thiếu cần đào tạo cho một số đối tượng đáp ứng với mục tiêu của tổ chức. Kết quả của việc này được thể hiện thông qua số lượt người được đào tạo đúng với yêu cầu so với tổng số lượt người đã tham gia đào tạo rất hạn chế.
Bảng 2.7. Tình hình xác định mục tiêu đào tạo của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình qua các năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số lượt người đào tạo 85 96 80 86 80
Số lượt người đào tạo đúng với
mục tiêu đề ra của CDTNNKVNB 21 25 18 14 24
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng 2.7 cho thấy, số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo tại CDTNNKVNB chưa sát, đúng với yêu cầu so với tổng số lượt người đã tham gia đào tạo có tăng, giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2015 chỉ có 21/85 lượt người đào tạo đúng với mục tiêu, hay tỷ lệ lao động được đào tạo đúng với
yêu cầu chiếm 24,7% so với tổng số lượt người tham gia đào tạo, năm 2016 tăng tỷ lệ này có sự gia tăng nhẹ lên 25/96, đạt tỷ lệ 26,04%. Tuy nhiên, đến năm 2017 và 2018 giảm dần xuống còn 18/80 và 14/86, tương ứng với tỷ lệ lao động đào tạo đúng mục tiêu của 2 năm này là 22,5% và 16,28%. Vào năm 2019, chỉ tiêu này có dấu hiệu gia tăng lên 24/80, đạt 30% (xem thêm biểu đồ 2.3). Do đó, trong thời gian đến CDTNNKVNB cần phải xác định rõ mục tiêu, cách thức công tác đào tạo nguồn nhân lực sao cho đúng với mục tiêu phát triển của CDTNNKVNB.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ người được đào tạo đúng với mục tiêu đào tạo
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)