7. Bố cục luận văn
2.4.2. Những hạn chế
Tuy đã đạt được những thành tích nhất định nhưng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của CDTNNKVNB còn một số mặt hạn chế cần được khắc phục để nâng cao trình độ của CBCC, người lao động, đó là:
- Chất lượng đào tạo chưa được cao, chưa đáp ứng với nhu cầu hội nhập quốc tế làm cho CBCC bị hạn chế về tính linh hoạt, sáng tạo trong tư duy kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, còn không ít CBCC thực hiện các nghiệp vụ còn chưa đúng, chưa nắm vững nguyên tắc và phương pháp thực hiện nên hiệu quả công việc chưa cao. Đội ngũ CBCC trực tiếp ở dưới cơ sở còn thiếu và yếu về năng lực, về kỹ năng nghiệp vụ và đặc biệt yếu về ứng dụng công nghệ thông tin trong làm việc. Đồng thời có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, kiến thức nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và một số kỹ năng quản lý, bản lĩnh cùng đạo đức nghề nghiệp giữa các cấp từ cấp Chi cục, phòng trong toàn CDTNNKVNB.
- Mục tiêu đào tạo trên thực tế là chưa hợp lý với quy mô và yêu cầu từng vị trí công việc cụ thể. Nhìn chung, việc xác định mục tiêu chưa căn cứ vào kế hoạch phát triển, chưa cụ thể từng giai đoạn của quá trình đào tạo, mà chỉ chủ yếu bù đắp những phần kiến thức thiếu hụt trong công việc hiện tại và chỉ dừng lại ở mục tiêu ngắn hạn trước mắt mà chưa tập trung xác định đào tạo mang tính lâu dài.
năng lực của từng vị trí việc làm theo chức danh công việc đã xây dựng cho các đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng; chưa thực hiện các bước phân tích để xác định những kiến thức, kỹ năng còn thiếu cần đào tạo cho một số đối tượng đáp ứng với mục tiêu của tổ chức.
- Việc cử CBCC, người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi chỉ lấy lệ, nhằm nâng tỷ lệ chạy theo số lượng, chạy theo thành tích và để giải ngân cuối năm chứ không có sự kiểm tra, giám sát và quản lý đối với CBCC, người lao động được cử đi học nên việc đào tạo, bồi dưỡng gần như được thả nổi và không được coi trọng. Còn bản thân CBCC được cử đi học chỉ coi đây là một bước đệm cho sự thăng tiến của mình, mà chưa nhận thức được rằng việc đào tạo, bồi dưỡng là cơ hội để bản thân nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, mở rộng tầm hiểu biết, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, cũng như giúp cho bản thân mình có thể thích ứng với những thay đổi của môi trường quản lý trong tương lai một cách dễ dàng hơn và có thể giải quyết các vấn đề khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình quản lý tốt hơn.
- CDTNNKVNB chưa có sự kiểm tra, kiểm soát, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về công tác đào tạo, bồi dưỡng nên chưa có cơ sở tốt để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Công tác lập chiến lược đào tạo và bồi dưỡng chưa gắn với thực trạng đối tượng và yêu cầu đối với từng CBCC.
- Kết quả khảo sát cho thấy tính cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân tại CDTNNKVNB còn thấp, dẫn đến CBCC và người lao động còn quá thụ động, chỉ phụ thuộc vào các chương trình đào tạo do Cục tổ chức và hỗ trợ kinh phí đi học. CBCC và người lao động chưa có ý thức, trách nhiệm cao trong việc tự bỏ kinh phí để học tập hay tham gia các khóa học bên ngoài nhằm đầu tư cho bản thân, nâng cao năng lực làm việc cũng như đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho tổ chức.