Tăng cường công tác đánh giá kết quả đào tạo, hoàn thiện và nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 105 - 106)

7. Bố cục luận văn

3.2.3. Tăng cường công tác đánh giá kết quả đào tạo, hoàn thiện và nâng cao

cao chất lượng đào tạo

Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo là một công đoạn quan trọng trong công tác đào tạo công chức ngành Dự trữ Nhà nước, nó giúp cho các cấp lãnh đạo đánh giá được kết quả mà công tác đào tạo đạt được so với chi phí đã bỏ ra và so với mục tiêu mà tổ chức đặt ra đối với chương trình đào tạo. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo cần được quan tâm thực hiện và cần có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Việc này cần làm một cách có hiệu quả, tránh làm hình thức. Cần quán triệt cho công chức được cử đi học thấy rõ vai trò, tác dụng của việc đánh giá kết quả đào tạo.

Trong quá trình đào tạo cần đánh giá ngay từ công tác chuẩn bị chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo bằng việc thiết lập bảng câu hỏi thể hiện mức độ hài lòng của học viên khi tham gia khoá đào tạo, đồng thời đánh giá mức độ phù hợp về nội dung và phương pháp đào tạo nhằm điều chỉnh ngay trong quá trình đào tạo và hoàn thiện cho các khoá đào tạo sau.

Đánh giá năng lực của CBCC sau đào tạo hiện nay dựa trên việc tổ chức kiểm tra và thi cuối mỗi khóa học. Điều này cho thấy chất lượng công tác đánh giá kết quả đào tạo mới chỉ dừng ở mức rất khiêm tốn. Cần có các biện pháp đánh giá mới bổ sung cho hình thức kiểm tra truyền thống đang được áp dụng. Đó là biện pháp đánh giá công tác, trình bày nhóm, tự đánh giá, đánh giá của cán bộ quản lý nơi làm việc đều là các biện pháp bổ sung cần thiết để xác định mức độ thành công của việc áp dụng kiến thức được học vào công việc thực tế.

Bên cạnh đó, CDTNNKVNB nên chủ động giám sát, theo dõi và kiểm tra quá trình áp dụng kiến thức vào thực tế công việc sau khi được đào tạo, qua việc đánh giá của Lãnh đạo đơn vị có CBCC được cử đi đào tạo. Từ đó lấy kết quả so sánh mức độ hoàn thành công việc, thái độ, tác phong làm việc trước và sau khi được đào tạo. Thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá mức độ ảnh hưởng sau khi đào tạo đến kết quả làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)