1.2.1 .Quản lý
1.2.4. Bồi dưỡng chuyên môn
Bồi dưỡng chuyên môn: Là bồi dưỡng kiến thức, năng lực mới, chuyên sâu hay nâng cao của một ngành nào đó. Là q trình truyền đạt thêm một lượng kiến thức nhất định thuộc một lĩnh vực riêng của một ngành khoa học, kỹ thuật cho một đối tượng học tập cụ thể, nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng
18 động nghề nghiệp.
Bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên có thể coi là hoạt động nhằm giúp Giáo viên cập nhập kiến thức mới, chuyên sâu hay nâng cao năng lực về dạy học và giáo dục theo yêu cầu của ngành học, bậc học của xã hội. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên là thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên, kế thừa và phát triển những năng lực đã hình thành trước đây của họ.
Bồi dưỡng chun mơn có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ. Do đó, bồi dưỡng chun mơn có những yếu tố cơ bản là:
+ Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độ trong lĩnh vực chun mơn qua hình thức học tập đào tạo nào đó.
+ Bồi dưỡng chun mơn có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp thực hiện cụ thể.
+ Đối tượng được bồi dưỡng chun mơn phải có một trình độ chun mơn nhất định, cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ... để đáp ứng sự nghiệp GD phục vụ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
+ Mục đích bồi dưỡng chun mơn nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm.
Đối với giáo viên trung học cơ sở, bồi dưỡng chuyên môn là giúp giáo viên nắm vững hay lĩnh hội thêm các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành, khoa học sư phạm có liên quan, phát triển năng lực dạy học các môn học trong chương trình THCS để học đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
19
đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới của cấp học, bậc học, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.