Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

1.2.1 .Quản lý

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồ

dưỡng chun mơn

Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ cho GV THCS là một trong những cách thức giúp cho cơng tác quản lý thực hiện dễ dàng, chính xác, mang lại hiệu quả. Theo kết quả khảo sát cho thấy cần phải quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh (75,6% đánh giá tốt, khá đạt 23%). Điều này cho thấy các CBQL và các GV có quan tâm đến các hình thức, phương pháp nhưng việc thực hiện công tác này chưa triệt để sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên hiệu quả chưa được cao.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn về nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, hiệu trưởng các trường cần xây dựng tiêu chí để kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh để có thể nhận định dễ dàng chính xác của hoạt động này. Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV đều thấy cần thiết phải xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

Khi tiến hành kiểm tra đánh giá GV, cần có sự phối hợp của các lực lượng nhằm giúp cho việc kiểm tra đánh giá khách quan, chính xác. Khảo sát ở các trường cho thấy hoạt động này đã thực hiện tốt (Tốt 56,7%, Khá 31%, 4% ở mức trung bình). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng hoạt động này chưa được hiệu quả và việc đánh giá GV còn phụ thuộc nhiều vào sự kiểm tra của hiệu trưởng.

Tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu điểm của đợt bồi dưỡng về phương pháp, cách tổ chức. Qua đó cũng rút ra được những kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn các đợt bồi dưỡng sau. Kết quả khảo sát cho thấy

68

hoạt động này đã được thực hiện khá tốt ở các trường trên địa bàn huyện (Tốt 59,4%, Khá 40,6%).

Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn, đa số GV đều thực hiện tốt các yêu cầu đề ra của đợt tập huấn. Tuy nhiên cũng có những GV vì mắc việc khơng tham gia theo yêu cầu của đơn vị hoặc tham gia theo kiểu có mặt. Vì vậy cần phải xử lý nghiêm những GV khơng đạt sau đợt bồi dưỡng chính là động cơ thúc đẩy GV tham gia tích cực các đợt bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng CBQL chưa thực hiện tốt công tác này do sự nể nang hay ngại đưa ra các hình thức kỉ luật với GV. Đây cũng là tiêu chí cho kết quả thực hiện thấp nhất trong bảng khảo sát (9,4% ở mức trung bình, 4% ở mức chưa tốt).

Bảng 2.19: Quản lý công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện Tốt TL % Khá TL % Trung bình TL % Chưa tốt TL % 1 Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

56 75.7 17 23 1 1.4

2

Quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

51 68.9 23 31.1

3

Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

42 56.8 29 39.2 3 4.1

4

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

69

5

Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

41 55.4 23 31.1 7 9.5 3 4.1

(Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)