8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
a. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường THCS nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên THCS nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thông qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV, giúp GV có phương pháp, thói quen và nhu cầu tự học, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bên cạnh những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho GV nói chung, giáo viên THCS cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá HS, để từ đó đáp ứng được các công việc chủ yếu sau:
- Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành các môn được học.
- Phát huy tính chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Tích lũy kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
- Bồi dưỡng để GV biết cách tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm các tiết soạn, giảng dạy mẫu.
24
vấn, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho GV.
- Bồi dưỡng để GV biết cách quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS.
- Bồi dưỡng để nâng cao các kỹ năng giao tiếp ứng xử cho GV.
b. Cáchình thức bồi dưỡng chuyên môn
Bồi dưỡng chuyên môn GV THCS thường theo các hình thức sau: - Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: Là một loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục cho GV một cách thường xuyên. Chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ GV ngày càng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Bồi dưỡng bằng các hình thức kèm cặp, giúp đỡ trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp. Tổ chức bồi dưỡng bằng cách phân công những giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm kèm các giáo viên trẻ, mới ra trường còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Bồi dưỡng thông qua các lớp dài hạn, ngắn hạn.
- Bồi dưỡng chuẩn hóa: là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn để đạt chuẩn theo quy định. Theo điều 67 Luật Giáo dục quy định: có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm đối với giáo viên THCS.
- Bồi dưỡng trên chuẩn: Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn đã đạt chuẩn để đạt trên chuẩn như: giáo viên THCS có trình độ Đại học trở lên.
- Bồi dưỡng GV dạy chương trình thay sách: là loại hình bồi dưỡng cho GV về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách kiểm tra đánh giá kết quả để họ thực hiện theo chương trình SGK mới.
25
- Bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề sư phạm: là một loại hình bồi dưỡng thường xuyên cho GV về tổ chức các hoạt động GD, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các hình thức:
+ Tự học tập, nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn, SGK. + Tổ chức giảng dạy, trao đổi chuyên môn các tiết khó, bài khó. + Tự dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm đồng nghiệp.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.
+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học sư phạm. + Hội thảo chuyên đề khoa học sư phạm.
+ Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
- Bồi dưỡng từ xa thông qua các tài liệu, giáo trình hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để bồi dưỡng tại chỗ.
Bên cạnh các hình thức bồi dưỡng trên, hiện nay phương thức tự bồi dưỡng đang được đề cao. Việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm phương châm “Học nữa, học mãi, học suốt đời” là chiến lược mang tính toàn cầu đang được Liên hiệp quốc phát động.
c. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS đạt được hiệu quả cao, cầ n phải lựa chọn phương pháp bồi dưỡng thích hợp với đối tượng được bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo viên là phương pháp dạy học cho giáo viên, là những người đã có nghiệp vụ sư phạm, nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng về phương pháp tự
26
học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin khác nhau. Báo cáo viên được phân công hoặc các cơ sở được thỉnh giảng phải vận dụng lý luận phương pháp dạy học hiện đại để giảng dạy, hướng dẫn cho người học tài liệu và lựa chọn phương pháp học tập cho phù hợp. Đối với bậc THCS để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp thảo luận nhóm + Phương pháp tọa đàm – trao đổi + Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu + Phương pháp thí nghiệm – thực hành
Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn muốn đạt được kết quả tốt phải thực hiện theo phương châm: tích cực tương tác; coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận. Phát huy tính tích cực của đối tượng được bồi dưỡng (giáo viên) thành vai trò chủ thể để họ chủ động tiếp thu nội dung bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.