1.2.1 .Quản lý
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
3.2.3. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên Tiếng Anh
a. Mục tiêu
Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch mục tiêu bồi dưỡng GV luôn được nghiêm túc, đầy đủ và đúng tiến độ thời gian và hiệu quả của công tác bồi dưỡng chuyên môn.
b. Nội dung
Quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh là những quy định về nội dung công tác bồi dưỡng GV được cụ thể bằng những điều khoản nhằm quy định tối đa quyền lợi và trách nhiệm cá nhân và tổ chức để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng GV của trường cũng như công tác quản lý của Hiệu trưởng và các CBQL các cấp. Điều này sẽ là động lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng.
c. Cách thức thực hiện
Để xây dựng quy chế quản lý và hoạt động bồi dưỡng GV được chặt chẽ và có tính thực thi cao, việc thực hiện quy chế bồi dưỡng GV phải quy định rõ trách nhiệm của từng GV và của người đứng đầu chịu trách nhiệm và tổ chức hoạt động trong nhà trường theo thẩm quyền lập kế hoạch đến quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra phối hợp thực hiện,… đến đề ra các biện pháp thực hiện và cuối cùng là phải coi nhận xét đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Quy chế phải quy định rõ trách nhiệm của GV là đối tượng tham gia bồi dưỡng từ thực hiện các
84
nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo đến tham gia bồi dưỡng theo yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Phân công rõ ràng, đúng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân thì việc thực hiện kế hoạch sẽ hiệu quả, đúng tiến độ. Trước khi phân công nhiệm vụ, hiệu trưởng cần nêu rõ mục tiêu của kế hoạch, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quyền lợi của các bộ phận liên quan để mỗi các nhân, từng bộ phận ý thức được trách nhiệm của mình để phối hợp tốt với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vướng mắc. Có chính sách điều chuyển sang làm cơng tác khác, đồng thời thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ đối với các GV đã tham gia bồi dưỡng nhiều lần nhưng vẫn chưa đạt chuẩn; tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kết quả thực hiện bồi dưỡng; lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu để phổ biến, nhân rộng điển hình; có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những tập thế, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác bồi dưỡng.
Thực tế tại huyện Tây Sơn những năm gần đây cho thấy, các trường THCS đều có xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trong nhà trường (theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015) và quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường (theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005) của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước… Việc bồi dưỡng chuyên môn được tính vào chi phí chi tiêu nội bộ của nhà trường và thường ghép vào các cơng tác khác chứ chưa có quy định cụ thể về kinh phí cho việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh. Do đó, để đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV và để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của công tác bồi dưỡng chuyên môn,
85
nhà trường nên thành lập một nguồn kinh phí riêng để dễ quản lý và hỗ trợ cho GV Tiếng Anh tham gia các hoạt động bồi dưỡng chun mơn, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ GV Tiếng Anh tại các trường đạt chuẩn theo quy định của nhà nước.
d. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải có biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ giáo viên; kịp thời khen thưởng đối với những cán bộ quản lý, giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong cơng tác bồi dưỡng chuyên môn, đồng thời xử lý đối với những giáo viên vi phạm.
- Hiệu trưởng phải quan tâm tới hoàn cảnh đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thầy, cô giáo. Tạo điều kiện về cơ chế tài chính trong khn khổ pháp luật để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho giáo viên. Chi trả chế độ bồi dưỡng chuyên môn kịp thời, đúng quy định.
- Huy động các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, Hội cha mẹ học sinh phối hợp tốt với hội đồng giáo dục nhà trường, Ban Giám hiệu để thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia có hiệu quả việc bồi dưỡng chun mơn.