Các nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

1.2.1 .Quản lý

3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Hoạt động bồi dưỡng cho GV phải bám sát và thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS trên quan điểm thể hiện đúng đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục.

Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng. Khi tiến hành đề xuất các biện pháp phải đảm bảo đạt được các mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV ở các trường THCS huyện Tây Sơn nói riêng.

Ngun tắc này địi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV Tiếng Anh về chuẩn nghề nghiệp, phục vụ các các chương trình đổi mới giáo dục, góp phần đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Việc xây dựng và triển khai các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh phải được triển khai đồng bộ, chặt chẽ ở các khâu, tạo thành một quy trình hồn chỉnh. Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, phải xuất phát từ tình hình thực tiễn giáo dục ở địa phương, đặc điểm đối tượng của người học, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, kinh nghiệm của các địa phương khác. Các biện pháp phải có mối liên hệ tác động, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình thực hiện, phù hợp với

74

khả năng của các lực lượng sư phạm và điều kiện của địa phương.

Tham gia vào quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh với yêu cầu cho các CBQL và GV phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất từ nghiên cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện các khâu, các bước trong chu trình quản lý đến mục tiêu, kế hoạch, hiệu quả, chất lượng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh hệ THCS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải xuất phát từ hoạt động thực tiễn, thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV Tiếng Anh THCS. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa rời với hoạt động quản lý bồi dưỡng chuyên môn. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép tại các nhà trường và khắc phục được những hạn chế của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cần phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý đơn vị để đề xuất giải pháp phù hợp. Sự sáng tạo và đổi mới sẽ phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp.

Việc đề xuất các biện pháp trên cơ sở đã tiến hành thăm dị ý kiến của chun mơn Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT về các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV; thăm dò ý kiến CBQL và GV THCS về nguyện vọng đối với các nội dung cần bồi dưỡng và đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Trên thực tế mỗi trường THCS trong huyện lại có đặc điểm khác nhau về cơ cấu, trình độ năng lực của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì vậy, các giải pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt, áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là nâng cao chất lượng chuyên môn cho GV THCS.

75

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Thực chất của nguyên tắc này là làm thế nào để trong nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, các biện pháp QL có thể cho ra kết quả có chất lượng đạt mục tiêu như mong muốn. Tính hiệu quả của biện pháp QL được thể hiện ở sự gắn kết, sự thống nhất giữa các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh.

Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh, mọi biện pháp quản lý đều nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong nguồn lực nhất định hiện có của nhà trường. Do vậy các biện pháp phải tính đến việc đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực, hạn chế đề xuất những biện pháp xa rời mục tiêu thực tế, tốn kém mà không mang lại hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của các chủ thể quản lý, thông qua các chứng cứ đã được khảo nghiệm, kiểm chứng để có căn cứ khách quan, khả năng thực hiện cao và ngày càng hoàn chỉnh khi áp dụng vào thực tế công tác bồi dưỡng chun mơn cho GV Tiếng Anh.

Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị phù hợp trong điều kiện thực tế của huyện Tây Sơn và các trường THCS, đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng của CBQL và GV Tiếng Anh hệ THCS của huyện nhà.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)