Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 62 - 63)

1.2.1 .Quản lý

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

2.3.2. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh

THCS

Các CBQL và GV tiếng Anh đã nhận thức khá rõ ràng về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng GV THCS (Bảng 2). Các ý nghĩa được đánh giá cao là: “Đáp ứng yêu cầu trong giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp”, “Đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục và sự phát triển của xã hội”, “Củng cố, nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn”,” Nâng cao ý thức, khả năng tự bồi dưỡng, tự học của giáo viên”. Trong thực tế, các nội dung bồi dưỡng thường dựa trên chuẩn nghề nghiệp của GV. Dựa trên nhu cầu bồi dưỡng của GV và điều kiện thực tế của đơn vị, các phòng giáo dục và đào tạo và nhà trường đã lên kế hoạch bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho GV, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Bảng 2.11: Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

STT Mục tiêu của bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh Đồng ý

Không đồng ý 1 Đáp ứng yêu cầu trong giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp 73 1

2 Đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục và sự phát triển của xã hội 73 1 3 Củng cố, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn 74

4 Nâng cao ý thức, khả năng tự bồi dưỡng, tự học của

giáo viên 73 1

(Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát)

Kết quả điều tra trên Bảng 2.11 cho thấy 30 CBQL và 44 GV được khảo sát đều xác định rõ mục tiêu hoạt động BDCM cho giáo viên. Đáp ứng

52

yêu cầu trong giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp: 73/74 (đạt 98,6%); Đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục và sự phát triển của xã hội: 73/74 (đạt 98,6%); Củng cố, nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn: 74/74 (đạt 100%); Nâng cao ý thức, khả năng tự bồi dưỡng, tự học của giáo viên 73/74 (đạt 98,6%). Như vậy, CBQL và GV các trường THCS đa số đều thấy rõ mục tiêu của hoạt động BDCM rất quan trọng trong hoạt động nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)