Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 86 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên Tiếng Anh về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

76

Làm cho CBQL và GV THCS nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh hệ THCS và chất lượng giáo dục nói chung. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Phòng giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của người GV.

GV phải có nhận thức đổi mới về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, bỏ lối suy nghĩ chỉ học một lần đạt trình độ chuẩn là có thể hành nghề suốt đời, sang quan điểm tự giác học thường xuyên, học suốt đời.

Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải góp phần nâng cao chất lượng trình độ chung của đội ngũ GV Tiếng Anh, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong nhà trường.

b. Nội dung

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể quản lý như lãnh đạo Sở, phòng GD&ĐT và đội ngũ CBQL các cấp. CBQL cần nắm vững tình hình phát triển giáo dục của ngành xác định mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn mới và đề ra mục đích chính của công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. Chỉ đạo và triển khai các nội dung cần bồi dưỡng cho GV đến các trường. Hỗ trợ và tạo các điều kiện cần thiết để hoạt động bồi dưỡng thực hiện có hiệu quả.

Nâng cao nhận thức trong việc tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và khuyến khích ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV tiếng Anh. Giúp cho người GV thấm nhuần tư tưởng về đường lối và chính sách của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c. Cách thức thực hiện

77

chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức cho CBQL và GV Tiếng Anh học tập về chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT cũng như bồi dưỡng GV để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn.

Tăng cường phân cấp quản lý trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL ở các trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, độc lập và sáng tạo trong tổ chức bồi dưỡng. Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV vào tiêu chí đánh giá CBQL.

Biểu dương, nêu gương kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh.

Ban Giám hiệu triển khai đầy đủ các văn bản, các chủ trương của ngành về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Có những yêu cầu cao về công tác bồi dưỡng chuyên môn tại đơn vị, phải là những người gương mẫu về tự học, tự nghiên cứu để khơi dậy niềm tin tự học tập cho GV bằng cách tổ chức các hoạt động quản lý của mình một cách khoa học, điều hành các công tác trong nhà trường một cách sáng tạo, hiệu quả. Đồng thời tích cực trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm gương cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, tiến tới yêu cầu GV phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Đi đôi với việc đó cần có một chế độ tài chính thích hợp cho những GV đi học. Động viên, khuyến khích kèm theo các chính sách thu hút GV và CBQL tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo và bồi dưỡng GV, luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc tự hoàn thiện, tự nâng cao năng lực sư phạm cho mỗi GV.

78

nâng cao trình độ chuyên môn là việc làm thường xuyên trong suốt của cuộc đời lao động và công tác tại trường THCS. Đó cũng chính là yêu cầu và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của người GV.

Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho GV Tiếng Anh phải hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Trước mắt, việc bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó tập trung vào điều chỉnh nội dung, tổ chức dạy học chương trình tiếng Anh hiện hành theo hướng phát huy năng lực cho học sinh, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học, hình thức và PP thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS... Đồng thời, công tác bồi dưỡng còn nhằm mục đích chuẩn bị cho CBQL trường THCS sớm tiếp cận được với việc tổ chức, thực hiện chương trình và SGK giáo dục phổ thông mới.

d.Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THCS theo yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nắm vững các văn bản có liên quan các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời phải có những kiến thức thực tiễn sinh động để trình bày một các thuyết phục, có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho đội ngũ GV tiếng Anh.

Cán bộ quản lý phải tự xác định vị trí vai trò của mình trong tập thể, từ đó phải tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ, thực sự là tấm gương cho giáo viên noi theo. Xây dựng kế hoạch BD nâng cao chất lượng đội ngũ phải bám sát các nội dung, yêu cầu của chuẩn ngay từ đầu năm học và tổ chức triển khai thực hiện.

79

Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức giao lưu, học tập, tham quan giữa các trường trong tỉnh và các nước trong khu vực..

3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

a. Mục tiêu

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là biện pháp nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV T iế ng Anh một cách khoa học đáp ứng với đổi mới giáo dục THCS và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV Tiếng Anh trong trường hiện nay.

Trên cơ sở kế hoạch đã có và với những kết quả đạt được của kế hoạch để tiến hành đánh giá kết quả. Từ đó, phát huy, đổi mới kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV ngày càng phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển chung của giáo dục đối với môn Tiếng Anh.

b. Nội dung

Trước khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV, ngoài việc lấy thông tin từ các trường báo cáo, Lãnh đạo P hòng giáo dục cần thu thập thông tin trong quá trình kiểm tra các trường hàng năm. Bởi đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV đạt hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế tại các Trường.

Kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện được những nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung, kết quả cần đạt được sau khi bồi dưỡng, thời gian tiến hành, người chỉ đạo bồi dưỡng và phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của CBQL, các điều kiện về CSVC và trang bị phục vụ cho việc bồi dưỡng GV Tiếng Anh, việc kiểm tra hỗ trợ khâu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cấp tổ đến cá nhân GV phải khả thi để đảm bảo luôn luôn đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.

80

c. Cách thức thực hiện

Khi xây dựng kế hoạch cần phải xác định rõ mục tiêu của việc bồi dưỡng chuyên môn là phục vụ cho việc đổi mới GD, nâng cao trình độ cho GV Tiếng Anh, phục cho việc thay đổi chương trình đào tạo, hay phổ biến các phương pháp dạy học mới cho GV Tiếng Anh để kế hoạch hữu hiệu nhất.

Kế hoạch bồi dưỡng phải được lãnh đạo các cấp xây dựng hàng năm. Phải đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng.

Trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần tìm hiểu nhu cầu của người học, gắn với yêu cầu của đổi mới GD hiện nay. Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV Tiếng Anh tại các Trường THCS của huyện. Đặc biệt, cuối mỗi năm học phải tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên Tiếng Anh để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ giáo viên một cách cụ thể ở năm học sau. Từ đó, tạo điều kiện thời gian hợp lý cho các GV tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kịp thời cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới. Để đảm bảo kế hoạch được thực hiện hiệu quả, cần phải xác định cụ thể thời gian và thời điểm của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh một cách hợp lý, đảm bảo cho các GV tham gia đầy đủ theo kế hoạch và không ảnh hưởng đến tiến trình công tác giảng dạy cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, những điều kiện hỗ trợ trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả bồi dưỡng chuyên môn của GV cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

81

Hiệu trưởng các Trường THCS nên căn cứ trên nhu cầu thực tế và tiềm lực sẵn có của nhà trường để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh hiệu quả. Vào đầu mỗi năm học, nên tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh hằng năm. Kế hoạch phải xác định rõ nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho GV Tiếng Anh. Kế hoạch này triển khai thành nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn Tiếng Anh và cá nhân giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ Tiếng Anh xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ trong năm học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, trong đó thể hiện rõ kế hoạch từng tháng, từng tuần. Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt tổ, thường xuyên dự giờ thăm lớp, dự giờ thi đua dạy tốt, dạy bài khó, tiết khó. Tổ chức hội giảng trao đổi giảng dạy theo chuyên đề và rút kinh nghiệm giờ dạy. Qua đó thấy được những mặt hạn chế của GV để cùng góp ý trao đổi về nội dung kiến thức, PP giảng dạy, năng lực quản lý, tổ chức, điều khiển một giờ dạy. Trên cơ sở đó để tiến hành đổi mới kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh một cách phù hợp và hiệu quả nhất, gắn với thực tế của Trường.

Để việc bồi dưỡng có hiệu quả, Hiệu trưởng các trường cần rà soát năng lực, phân loại trình độ và lập kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiếng Anh phù hợp với trình độ thực tế của giáo viên, yêu cầu của công tác quản lý và điều kiện thực tế của địa phương theo lộ trình trong từng giai đoạn. Việc xây dựng kế hoạch phải được triển khai đồng bộ ở từng trường và từng giáo viên, đảm bảo bồi dưỡng chất lượng, hiệu quả. Trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần có chính sách ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhóm giáo viên cốt cán môn tiếng Anh để phát huy vai trò hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng đồng nghiệp cho các trường. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định thời gian cụ thể của việc BDCM. Tùy vào nội dung bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh mà xác định thời gian bồi dưỡng cho GV phù

82

hợp, có thể tổ chức trong các khoảng thời gian như:

+ Tổ chức bồi dưỡng trong hè: Thời điểm này tập trung bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, các chính sách pháp luật của nhà nước,việc chấp hành luật GD, điều lệ quy chế của ngành.

+ BDCM vào đầu năm học: Đây là thời điểm chuẩn bị khai giảng năm học, nên việc tổ chức bồi dưỡng cho GV ngoài mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuẩn bị tốt nhất cho năm học còn mang tính chất khởi động làm nóng. Vì vậy, thời điểm này nên tập trung một số mục tiêu sau: Bồi dưỡng việc vận dụng các PPDH mới, các kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Bồi dưỡng về năng lực sử dụng CNTT vào trong dạy học, bồi dưỡng việc sử dụng các thiết bị dạy học.

+ Tổ chức bồi dưỡng theo đợt trong năm học: Thời điểm này nên bồi dưỡng cho GV, CBQL các nội dung, cách đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp, bồi dưỡng cho GV về nội dung, PPDH, đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục THCS.

d.Điều kiện thực hiện

Người xây dựng kế hoạch BD chuyên môn cho GV tiếng Anh phải là người am hiểu và nắm vững quy định về công tác bồi dưỡng chuyên môn, thực trạng đội ngũ GV tiếng Anh các trường THCS, kế hoạch tổng quát của toàn ngành giáo dục, yêu cầu phát triển trong lĩnh vực đào tạo của tỉnh, đồng thời phải có trình độ nhất định về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục và đào tạo.

Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch. Người làm kế hoạch phải giữ được mối liên hệ chặt chẽ,

83

triển khai và quán triệt cụ thể đến các trường nhằm làm cơ sở để các trường bám sát và đi đúng hướng, đảm bảo mục tiêu phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chung trong toàn ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp để tạo điều kiện cho tất cả CBQL, GV tiếng Anh được học tập, tham gia BD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)