Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 45)

1.2.1 .Quản lý

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

môn giáo viên Tiếng Anh Trung học cơ sở

1.5.1. Yếu tố khách quan

Sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện còn ở mức thấp, điều kiện để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV Tiếng Anh còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Cụ thể cơ sở vật chất và trang thiết bị phục

35

vụ cho cơng tác dạy và học cịn nghèo nàn, nhiều trường thiếu phòng chức năng và phịng bộ mơn, điều đó đã làm ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng giảng dạy của GV Tiếng Anh. Đồng thời ảnh hưởng đến việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của GV Tiếng Anh. Vì vậy, nếu trường, lớp học khang trang, trang thiết bị dạy học có đầy đủ sẽ góp phần thành cơng trong cơng tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh trường THCS đạt kết quả.

Sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đối với công tác bồi dưỡng GV Tiếng Anh THCS cịn hạn chế: cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá chất lượng giảng dạy cho đội ngũ CBQL các cấp và GV Tiếng Anh chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc.

Chất lượng giảng dạy của giáo viên có liên quan đến trình độ, chun mơn của GV. Nếu GV được đào tạo tốt trong quá trình học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng; tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường THCS; không ngừng tự học hỏi, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy Tiếng Anh cho phù hợp với năng lực HS,… thì GV đó sẽ có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và công tác giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ có một số GV Tiếng Anh chuyên môn chưa vững, giảng dạy chưa tốt thì người lãnh đạo cũng cần quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ họ nâng cao chun mơn, nghiệp vụ thơng qua các hình thức bồi dưỡng, các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức và năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh THCS chưa cao, chưa có tinh thần trách nhiệm đối với việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh như: Đôi lúc các cấp quản lý giáo dục cịn có hiện tượng buông lỏng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên mơn GV Tiếng

36

dưỡng. Vì thế, GV Tiếng Anh không chủ động trong hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.

Đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THCS cấp huyện thường có mức lương thấp nên ít chú trọng vào việc tiếp tục học tập ở bằng cấp cao hơn vì phải tốn nhiều chi phí học tập. Mặt khác, đối tượng các em HS các trường THCS cấp huyện cịn nhút nhát, ít tiếp xúc trao đổi với giáo viên trong việc học Tiếng Anh nên chủ yếu học theo những gì mà GV Tiếng Anh dạy. Do đó cũng làm cho GV Tiếng Anh ít chú trọng vào việc tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh đó chính là chế độ làm việc của GV hiện nay quá nhiều (tại các trường THCS, thông thường có từ 2 đến 3 giáo viên Tiếng Anh nhưng phải đảm bảo giảng dạy cho tồn trường), ngồi việc dạy cịn phải cịn tham gia nhiều hoạt động của Ngành, của trường, của địa phương trường trú đóng và địa phương nơi cư trú. Trong khi đó mức sống của GV cịn thấp so với nhu cầu kinh tế mà chính sách đãi ngộ cho đội ngũ GV THCS chưa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy thì cần đảm bảo năng lực chuyên môn, để GV yên tâm dạy và học bồi dưỡng chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cũng như vật chất cho GV là một yêu cầu cấp thiết.

Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh THCS. Là nhà quản lý cần phải phát huy những mặt tích cực của các yếu tố nói trên đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh; Đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của chúng qua việc xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý và nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV.

Một đội ngũ giáo viên mạnh phải đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, được sắp xếp hợp lý. Trong đó mọi GV

37

đều có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo, nhạy bén và yêu nghề. Để tạo ra sức mạnh đó, ngồi nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lý phải biết tác động khôn khéo để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗi giáo viên thành sức mạnh đội ngũ. Có thể nói chất lượng đội ngũ giáo viên của trường là phản ánh trung thực, hiệu quả của cơng tác quản lý và trình độ, năng lực của nhà quản lý giáo dục của đơn vị.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm: quản lý, quản lý giáo dục, bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên môn, đồng thời đã nêu r a các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh các Trường trung học cơ sở. Việc nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản là điều kiện cần thiết để khảo sát thực trạng quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV tiếng Anh trong các trường THCS huyện Tây Sơn ở Chương 2.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiếng Anh tại các Trường THCS huyện Tây Sơn, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh trong các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh tại Nhà trường trong Chương 3.

38

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Khái qt tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội

Tây Sơn có diện tích tự nhiên 692,96 km2, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, là một trong những địa bàn thuộc huyện đồng bằng, trung du, nơi sản sinh ra các anh hùng hào kiệt, vùng đất địa linh nhân kiệt gắn liền với ba anh em nhà Tây Sơn, vị trí địa lý có Tây giáp An khê, Vĩnh thạnh, Đơng giáp An Nhơn, Bắc giáp Phù Cát. Trên địa bàn huyện có 1 Thị trấn và 14 xã. Dân số 115.996 người (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2019), đa số là người Kinh. Phần đông người dân Tây Sơn sống ở vùng nông thôn, chiếm tỷ lệ trên 90%.

a. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, sự hỗ trợ nhiệt tình của ban ngành đồn thể các cấp.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội so với các năm trước đây đời sống của người dân cũng đã được nâng lên từng bước nhất là các xã đạt chuẩn nông thôn mới việc học tập của con em được các bậc phụ huynh quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.

Hệ thống giao thông nông thôn từng bước được phát triển góp phần thuận lợi cho việc huy động trẻ đến trường.

39

ở Bình Định. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực du lịch - ngành kinh tế mà Tây Sơn chọn phát triển, xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư nguồn lực cho dịch vụ - du lịch đang được quan tâm và có nhiều thay đổi tích cực. Với 20 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 2 di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia là Điện thờ Tây Sơn tam kiệt, cụm tháp Chăm Dương Long, cùng nhiều danh thắng hấp dẫn khu du lịch. UBND huyện Tây Sơn cũng sớm thực hiện quy hoạch phát triển du lịch huyện. Theo đó, huyện quy hoạch dọc tuyến từ Bảo tàng Quang Trung - Khu du lịch sinh thái Hầm Hô - Đài Kính Thiên - Thác Đổ Vĩnh An thành một khu du lịch sinh thái rộng hơn 300 ha, kết hợp phát triển kinh tế trang trại gắn với du lịch sinh thái. Điều này cũng thúc đẩy phong trào học tiếng Anh trong các trường THCS trên địa bàn huyện.

b. Khó khăn:

Đời sống người dân vùng sâu còn nghèo, nên một bộ phận học sinh còn nghỉ học để phụ giúp gia đình hoặc đi theo gia đình đi làm ăn ở xa.

Mạng lưới trường lớp tuy được phát triển đều khắp các xã nhưng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học vẫn còn thiếu thốn làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tây Sơn trong những năm qua mặc dù có nhiều chuyển biến đáng kể, nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập như: nền kinh tế chuyển đổi chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng chưa đáng kể, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp,… Sự chậm chuyển đổi của nền kinh tế làm cho giáo dục cũng chậm phát triển, tính nơng nghiệp của nền kinh tế chi phối tính cách, cách dạy, cách học của GV và HS, nền giáo dục của huyện chậm chuyển biến để có thể trở nên năng động, có chất lượng hơn, do đó, chưa bắt nhịp kịp với xu thế đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

40

2.1.2 Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Tây Sơn a. Hệ thống trường lớp CSVC

Bảng 2.1: Số lượng trường, lớp, học sinh của giáo dục huyện Tây Sơn năm 2018-2019 và 2019-2020 Năm học Bậc học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số học sinh Bình quân học sinh/lớp 2018-2019 Mẫu giáo 18 169 4428 26.2 Tiểu học 21 402 9264 23.0 THCS 15 242 7197 29.7 THPT 4 105 4122 39.3 Tổng cộng 58 918 25011 27.2 2019-2020 Mẫu giáo 18 168 4217 25.1 Tiểu học 19 397 9414 23.7 THCS 15 241 7131 29.6 THPT 4 102 4026 39.5 Tổng cộng 56 908 24788 27.3

41

b. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên

Bảng 2.2:Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên huyện Tây Sơn

Năm học Khối Tổng số GV

Tỉ lệ % GV

đạt chuẩn Tỉ lệ % GV trên chuẩn

Tổng số lớp Tỉ lệ GV/lớp 2018-2019 Mẫu giáo 270 270/270 189/270 169 1.6 Tiểu học 544 544/544 514/544 402 1.4 THCS 435 435/435 393/435 242 1.8 THPT 198 198/198 30/198 105 1.9 Tổng cộng 1447 1447/1447 1126/1447 918 1.6 2019-2020 Mẫu giáo 249 249/249 246/249 168 1.5 Tiểu học 560 560/560 538/560 397 1.4 THCS 432 432/432 392/432 241 1.8 THPT 194 194/194 32/194 102 1.9 Tổng cộng 1435 1435/1435 1208/1435 908 1.6

42

Qua số liệu ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho thấy quy mô trường, lớp, GV, HS của huyện Tây Sơn đáp ứng tốt cho việc công tác giảng dạy. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GV luôn được chú trọng thể hiện qua kết quả đào tạo của GV đạt chuẩn, trên chuẩn khá cao (THCS: trên chuẩn đạt 98,7%).

Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng phần lớn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV, do đó, việc phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu là cơ sở để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà quản lý. Hiện nay số lượng giáo viên Tiếng Anh của huyện nhà đều đạt chuẩn 100%, số lượng giáo viên trên chuẩn ngày càng gia tăng từ 81% năm học 2017-2018 đến nay đã lên 91% năm học 2019-2020 và được thể hiện qua Bảng 2.3.

Bảng 2.3:Thống kê số lượng giáo viên Tiếng Anh THCS huyện Tây Sơn

Năm học trường Số Số lớp Số học sinh Số GV Tiếng Anh Số GV Tiếng Anh đạt chuẩn Số GV Tiếng Anh trên chuẩn Số GV Tiếng Anh chưa đạt chuẩn Tỷ lệ GV Tiếng Anh/lớp 2017- 2018 15 245 7165 48 48 39 0 0.2 2018- 2019 15 242 7197 49 49 44 0 0.2 2019- 2020 15 241 7131 48 48 44 0 0.2

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh THCS ở huyện Tây Sơn cũng khá giàu về kinh nghiệm, có thời gian cơng tác trong ngành lâu năm. Tỉ lệ giáo viên có thời gian công tác từ 6 đến trên 25 năm chiếm tới 95,5%, từ 16 đến trên 25

43

năm chiếm tới 75,5%,. Điều này được thể hiện qua Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thống kê số năm công tác của GV Tiếng Anh THCS huyện Tây Sơn

Thời gian công tác Số lượng Tỉ lệ

Nhỏ hơn 5 năm 2 4,5%

Từ 6 đến 15 năm 10 22,7%

Từ 16 đến 25 năm 21 47,7%

Trên 25 năm 11 25,0%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)

c. Cơng tác xã hội hóa giáo dục

Xã hội hố cơng tác giáo dục (XHHCTGD) là quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Để phát triển sự nghiệp giáo dục Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết để chỉ đạo, triển khai XHHCTGD và chỉ rõ những vấn đề liên quan đến xã hội phải được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Ngày nay, khi cơ chế quan liêu bao cấp được chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề mới đặt ra cho giáo dục và đào tạo. Một trong các vấn đề đang là mối quan tâm của các nhà quản lý giáo dục là giải quyết mối quan hệ chức năng phúc lợi của giáo dục và chức năng dịch vụ của nó trong cơ chế mới. Chính việc giải quyết giữa vấn đề này làm nảy sinh quan hệ mới giữa giáo dục đào tạo với cộng đồng xã hội. Điều này địi hỏi các ban ngành, đồn thể chính trị - xã hội phải chủ động phối hợp với ngành giáo dục xây dựng kế hoạch và chương trình hành động của đồn thể mình nhằm thực hiện chỉ thị 61- CT/TW. Từ đó, tiến hành nhiều hình thức phong phú, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân góp cơng sức của mình cho việc phổ cập giáo dục, nâng cao tri thức cho mọi người dân.

44

2.1.3. Tình hình giáo dục THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

a. Quy mô trường, lớp, HS, GV và CBQL cấp THCS

Bảng 2.5: Quy mô phát triển giáo dục THCS huyện Tây Sơn

Năm học Số trường Số lớp Số Học sinh Số GV Số CBQL Tỷ lệ GV/lớp 2017-2018 15 245 7165 449 26 1.8 2018-2019 15 242 7197 435 27 1.8 2019-2020 15 241 7131 432 30 1.8

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)

Số liệu Bảng 2.5 cho thấy rằng tuy số lượng HS có thay đổi theo mỗi năm nhưng về cơ bản số lượng trường, lớp và số lượng giáo viên của huyện Tây Sơn vẫn đảm bảo. Tỉ lệ giáo viên/ lớp vẫn đảm bảo theo quy định là 1.8 giáo viên/ lớp.

b. Chất lượng giáo dục toàn diện cấp THCS

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt phong trào “Đổi mới và sáng tạo trong dạy và học”, như sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, đặc biệt phương pháp người học là trung tâm, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; sử dụng hiệu quả thư viện lớp học, thư viện trường học; tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục, coi trọng GD chính trị tư tưởng, đạo đức, truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)