1.2.1 .Quản lý
1.4.2. Quản lý kế hoạch, nội dung bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh
Quản lý kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn là việc thực hiện các chức năng quản lý trong q trình bồi dưỡng chun mơn. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải xây dựng trên cơ sở các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp giữa Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo với các trường THCS, điều kiện của từng đơn vị để xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn. Khi xây dựng kế hoạch cần tiến hành các bước: thống kê, kiểm tra, đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, phân loại giáo viên Tiếng Anh. Việc làm này giúp Hiệu trưởng nắm rõ năng lực của từng giáo viên để xây dựng kế hoạch sát thực tế và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Trong kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh của nhà
31
trường cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian, lực lượng bồi dưỡng và kinh phí để thực hiện.
Nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Tiếng Anh THCS được thể hiện qua chương trình bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các nội dung bồi dưỡng như sau:
- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học THCS được áp dụng cho toàn ngành trong phạm vi toàn quốc.
- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện.
- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên tiếng Anh.
Chương trình này mang tính chất pháp lệnh, làm căn cứ cho các cấp quản lý sử dụng để quản lý nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GV Tiếng Anh THCS. Từ khung chương trình đó, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơng văn hướng dẫn để Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và GV Tiếng Anh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của các cấp quản lý và giáo viên phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn, các điều kiện về báo cáo viên, tài liệu tham khảo và cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn.
1.4.3. Quản lý các hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, địi hỏi người giáo viên phải thực hiện việc đổi mới của bản thân thông qua các hoạt động trong đó có bồi dưỡng chun mơn. Vì vậy, cơng tác quản lý hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
32
của giáo viên Tiếng Anh phải hết sức chú trọng, bởi vì người giáo viên Tiếng Anh khơng tự giác, tích cực trong cơng tác này sẽ không theo kịp những đổi mới của chương trình đổi mới trong giảng dạy Tiếng Anh. Người quản lý trường THCS cần quản lý và tạo điều kiện để giáo viên Tiếng Anh của trường có thể tham gia được các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ trong công tác giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh. Bên cạnh đó, người quản lý tiến hành quản lý các hình thức bồi dưỡng chuyên môn mà giáo viên Tiếng Anh tham gia có đạt kết quả tốt hay không thông qua việc yêu cầu họ cung cấp kết quả học tập (bằng cấp, chứng chỉ, bảng điểm,…), như thế vừa biết được kết quả học tập chuyên môn của giáo viên, vừa tạo ý thức trách nhiệm cho giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ Tiếng Anh của mình.
Đối với các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Tiếng Anh, người quản lý có thể kiểm tra, đánh giá kết quả thơng qua việc dự giờ đánh giá kết quả; tổ chức hội thảo Tiếng Anh; tổ chức thi giáo viên Tiếng Anh dạy giỏi cấp trường,…
1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh
Để thực hiện thành cơng và có hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh cho giáo viên THCS, các nhà quản lý khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chun mơn phải có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất bao gồm: Tài liệu, giáo trình, các văn bản phục vụ cơng tác bồi dưỡng chuyên môn cho cả báo cáo viên và học viên (GV). Các phương tiện nghe nhìn như máy tính, máy chiếu, băng ghi âm, ghi hình, lớp học, kinh phí,… phục vụ bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh. Khi kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn phải có biện pháp quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả, tiết kiệm CSVC, thực
33
hiện chi tiêu kinh phí đúng quy định. Thực hiện chế độ bồi dưỡng báo cáo viên và giáo viên tham dự bồi dưỡng chuyên môn theo quy định của Nhà nước, của địa phương. Chuẩn bị, quản lý, khai thác tốt CSVC sẽ là điều kiện tiên quyết cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả, chất lượng mong muốn.
Như vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở cấp trường thuộc trách nhiệm của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quán triệt quy chế, chương trình, nội dung bồi dưỡng chun mơn; hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong năm; bố trí cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn tập trung. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Hàng năm, theo kế hoạch đã định của Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh theo các quy định. Hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên Tiếng Anh tham gia bồi dưỡng chuyên môn. Hiệu trưởng cũng là người chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiếng Anh. Do vậy người quản lý cần quan tâm, động viên, khuyến khích kịp thời để các giáo viên, vui vẻ phấn khởi, hào hứng tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh đạt kết quả tốt nhất.
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh chuyên môn Tiếng Anh
Để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếng Anh thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, Hiệu trưởng cần tiến hành quản lý kiểm tra, đánh giá mọi mặt của hoạt động này bằng một hệ thống tiêu chuẩn đo đạc chính xác, biết cách so
34
sánh với độ đo tiêu chuẩn của ngành để phát hiện các sai lệch trong khi thực hiện nhằm có những điều chỉnh hữu hiệu và kịp thời. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh cho giáo viên khơng thể đi đến đích nếu khơng có quản lý kiểm tra, đánh giá. Sau khi tiến hành kiểm tra, Hiệu trưởng phải đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh, tức là phân tích xem mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh đã đạt đến đâu so với mục tiêu và xem xét tổng chi phí đã bỏ ra. Đây là cơng việc tương đối khó khăn vì đối tượng bồi dưỡng chuyên môn là con người mà sản phẩm của bồi dưỡng chuyên môn cũng chính là con người đó. Hiệu trưởng chỉ có thể đánh giá một cách tương đối và định tính, tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất. Việc kiểm tra còn để xác định hoạt động bồi dưỡng chun mơn Tiếng Anh có đạt mục tiêu đề ra hay khơng, có phù hợp với thực tế nhà trường hay không để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc, thiếu sót để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh mang lại hiệu quả cao cho GV.
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếng Anh của GV cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của cơng tác này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra. Từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện và nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Tiếng Anh Trung học cơ sở môn giáo viên Tiếng Anh Trung học cơ sở
1.5.1. Yếu tố khách quan
Sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện còn ở mức thấp, điều kiện để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV Tiếng Anh còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Cụ thể cơ sở vật chất và trang thiết bị phục
35
vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, nhiều trường thiếu phịng chức năng và phịng bộ mơn, điều đó đã làm ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng giảng dạy của GV Tiếng Anh. Đồng thời ảnh hưởng đến việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của GV Tiếng Anh. Vì vậy, nếu trường, lớp học khang trang, trang thiết bị dạy học có đầy đủ sẽ góp phần thành cơng trong cơng tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh trường THCS đạt kết quả.
Sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đối với công tác bồi dưỡng GV Tiếng Anh THCS cịn hạn chế: cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá chất lượng giảng dạy cho đội ngũ CBQL các cấp và GV Tiếng Anh chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc.
Chất lượng giảng dạy của giáo viên có liên quan đến trình độ, chun môn của GV. Nếu GV được đào tạo tốt trong quá trình học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng; tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường THCS; không ngừng tự học hỏi, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy Tiếng Anh cho phù hợp với năng lực HS,… thì GV đó sẽ có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và công tác giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ có một số GV Tiếng Anh chuyên môn chưa vững, giảng dạy chưa tốt thì người lãnh đạo cũng cần quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ họ nâng cao chun mơn, nghiệp vụ thơng qua các hình thức bồi dưỡng, các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Nhận thức và năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh THCS chưa cao, chưa có tinh thần trách nhiệm đối với việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh như: Đôi lúc các cấp quản lý giáo dục cịn có hiện tượng buông lỏng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV Tiếng
36
dưỡng. Vì thế, GV Tiếng Anh không chủ động trong hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
Đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THCS cấp huyện thường có mức lương thấp nên ít chú trọng vào việc tiếp tục học tập ở bằng cấp cao hơn vì phải tốn nhiều chi phí học tập. Mặt khác, đối tượng các em HS các trường THCS cấp huyện còn nhút nhát, ít tiếp xúc trao đổi với giáo viên trong việc học Tiếng Anh nên chủ yếu học theo những gì mà GV Tiếng Anh dạy. Do đó cũng làm cho GV Tiếng Anh ít chú trọng vào việc tự bồi dưỡng nâng cao chun mơn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó chính là chế độ làm việc của GV hiện nay quá nhiều (tại các trường THCS, thông thường có từ 2 đến 3 giáo viên Tiếng Anh nhưng phải đảm bảo giảng dạy cho tồn trường), ngồi việc dạy cịn phải cịn tham gia nhiều hoạt động của Ngành, của trường, của địa phương trường trú đóng và địa phương nơi cư trú. Trong khi đó mức sống của GV còn thấp so với nhu cầu kinh tế mà chính sách đãi ngộ cho đội ngũ GV THCS chưa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy thì cần đảm bảo năng lực chuyên môn, để GV yên tâm dạy và học bồi dưỡng chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cũng như vật chất cho GV là một yêu cầu cấp thiết.
Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh THCS. Là nhà quản lý cần phải phát huy những mặt tích cực của các yếu tố nói trên đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh; Đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của chúng qua việc xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý và nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV.
Một đội ngũ giáo viên mạnh phải đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, được sắp xếp hợp lý. Trong đó mọi GV
37
đều có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo, nhạy bén và yêu nghề. Để tạo ra sức mạnh đó, ngồi nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lý phải biết tác động khôn khéo để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗi giáo viên thành sức mạnh đội ngũ. Có thể nói chất lượng đội ngũ giáo viên của trường là phản ánh trung thực, hiệu quả của cơng tác quản lý và trình độ, năng lực của nhà quản lý giáo dục của đơn vị.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm: quản lý, quản lý giáo dục, bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên môn, đồng thời đã nêu r a các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh các Trường trung học cơ sở. Việc nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản là điều kiện cần thiết để khảo sát thực trạng quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV tiếng Anh trong các trường THCS huyện Tây Sơn ở Chương 2.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiếng Anh tại các Trường THCS huyện Tây Sơn, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh trong các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh tại Nhà trường trong Chương 3.
38
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội
Tây Sơn có diện tích tự nhiên 692,96 km2, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, là một trong những địa bàn thuộc huyện đồng bằng, trung du, nơi sản sinh ra các anh hùng hào kiệt, vùng đất địa linh nhân kiệt gắn liền với ba anh em nhà Tây Sơn, vị trí địa lý có Tây giáp An khê, Vĩnh thạnh, Đông giáp An Nhơn, Bắc giáp Phù Cát. Trên địa bàn huyện có 1 Thị trấn và 14 xã. Dân số 115.996 người (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2019), đa số là người Kinh. Phần đông người dân Tây Sơn sống ở vùng nông thôn, chiếm tỷ lệ trên 90%.
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, sự hỗ trợ nhiệt tình của ban ngành đồn thể các cấp.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội so với các năm trước đây đời sống của người dân cũng đã được nâng lên từng bước nhất là các xã đạt chuẩn