Thực trạng kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 63 - 67)

1.2.1 .Quản lý

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

2.3.3. Thực trạng kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp bồ

dưỡng chuyên môn

a. Thực trạng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của GV Tiếng Anh THCS

Trong những năm qua, thực hiện việc chỉ đạo của Sở GD& ĐT Bình Định, Phòng GD& ĐT Tây Sơn đã hướng dẫn Hiệu trưởng, GV các trường THCS trong huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch BDCM. Ngồi kế hoạch BDCM do Phịng GD& ĐT tổ chức, các nhà trường còn tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên (thông qua các tiết dự giờ, thao giảng…). Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học nên 100% các đơn vị trường học và giáo viên đều thực hiện. Qui trình xây dựng kế hoạch BDCM hầu hết các trường thực hiện từ trên xuống. Sau khi có nội dung BD của Phòng GD& ĐT đưa xuống, Hiệu trưởng các trường chỉ đạo cho các tổ chuyên môn triển khai đến giáo viên xây dựng kế hoạch BDCM cho riêng mình.

Với định hướng đổi mới giáo dục tập trung vào phát triển năng lực cho người học, hoạt động dạy học trong nhà trường có sự thay đổi lớn về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Để có thể triển khai những định hướng đổi mới này, các cơ quan, ban ngành giáo dục và các nhà trường cần lên kế hoạch bồi dưỡng một cách bài bản và khoa học. Nhiều

53

GV chia sẻ rằng họ rất lo lắng trong việc triển khai chương trình mới. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực như dạy học dự án, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hố… rất khó tổ chức trong bối cảnh trường học Việt Nam với sĩ số lớp đông, cơ sở vật chất hạn chế như hiện nay.

b. Thực trạng nội dung bồi dưỡng chuyên môn của GV THCS

Bồi dưỡng CM cho giáo viên trường THCS nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên THCS nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thơng qua BDCM, nghiệp vụ sư phạm cho GV, giúp GV có phương pháp, thói quen và nhu cầu tự học, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Ngoài những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho GV nói chung, GV tiếng Anh cần được bồi dưỡng thêm về các phương pháp dạy học mới. Nếu như trước đây việc dạy tiếng Anh với mục đích chủ yếu là giúp người học năng lực sử dụng tiếng Anh làm cơng cụ giao tiếp, chương trình mới sẽ theo đường hướng phát triển năng lực và lấy người học làm trung tâm, ngồi ra cịn hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức của người học về ngơn ngữ và văn hóa của các nước nói tiếng Anh cũng như Việt Nam. Đồng thời, phát triển ở người học thái độ tích cực đối với việc học, định hướng học tập trong tương lai, nghề nghiệp, cũng như với người dân và văn hóa của các nước trên thế giới; phát triển kỹ năng, phương pháp học tập tiếng Anh cũng như những môn khác trong CTGDPT. Vì vậy, cần giúp cho giáo viên hiểu rõ và nắm vững được những khái niệm mới trong CTGDPT mới, như “năng lực”, “thái độ” hay “kỹ năng (mềm)”… hay những nội dung kiến thức mà nhiều giáo viên có thể cịn chưa thấy tự tin, như kiến thức văn hóa thế giới và Việt Nam, hay mối liên hệ giữa môn tiếng Anh với các môn học khác trong CTGDPT tổng thể.

54

c. Thực trạng hình thức BDCM của GV Tiếng Anh THCS

Trong các năm qua, hình thức BDCM cho GV các trường THCS chủ yếu là tập trung vào giai đoạn hè, các lớp BDCM thực hiện theo kế hoạch của Phịng GD&ĐT. Hình thức BDCM cho GV bao gồm:

- Hiệu trưởng thực hiên cơng văn của Phịng GD&ĐT tập trung toàn bộ CBQL, GV của trường tham gia các lớp học (cịn gọi là BD chính trị hè). Các nội dung về chính sách, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước được báo cáo viên cấp huyện triển khai. Đa số GV đánh giá không hiệu quả do lớp quá đông, nhiều nội dung không liên quan đến bản thân, yêu cầu nghề nghiệp.

- Các chuyên đề, các nội dung do GV cốt cán của Phòng GD&ĐT tham dự tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai sau đó về báo cáo lại tại địa phương. Giáo viên các trường THCS chia theo cụm cơ cấu thành một lớp. Các báo cáo viên triển khai lại các nội dung đã tiếp thu từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, người nghe thu nhận thông tin một cách thụ động. Đa số GV dự các lớp này là tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên cốt cán của trường sẽ triển khai lại cho GVBM trong tổ.

- Cịn các hình thức BDCM theo các nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu, chuẩn nghề nghiệp của GV thì do tổ chun mơn thực hiện theo kế hoạch. Đây là hình thức BDCM quan trọng nhất, đáp ứng nhu cầu nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp cho bản thân GV. Tuy nhiên hình thức này chưa được quan tâm đúng mức do chưa có sự quan tâm sâu của BGH các nhà trường.

Bên cạnh đó các GV tiếng Anh phải tự mình tìm hiểu thêm các kiến thức về chuyên ngành. Giáo viên tiếng Anh (với sự tư vấn của những bên liên quan) có thể chủ động hơn trong lựa chọn tài liệu, nội dung, quy trình và phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá,... phù hợp với việc đạt được mục tiêu chung của CTGDPT môn tiếng Anh đề ra cho cấp học, hay

55 lớp học đó

d. Thực trạng phương pháp BDCM của GV Tiếng Anh THCS

Trong các phương pháp chủ yếu mà thời gian qua Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường THCS đã sử dụng BDCM đó là:

- Đối với các lớp tập trung do Phòng GD&ĐT tổ chức, các lớp bồi dưỡng chính trị; phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án là chủ yếu. Các báo cáo viên tranh thủ truyền đạt càng nhiều thông tin cáng tốt, học viên ghi chép máy móc chủ yếu nắm bắt tình hình chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương, các yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn chun mơn của ngành ít tham gia vào thảo luận.

- Phương pháp trao đổi nhóm, tổ, nghiên cứu bài học, báo cáo chuyên đề được sử dụng trong các buổi họp tổ chuyên môn. Các phương pháp này hỗ trợ nhiều cho GV về các nội dung nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên các hoạt động này diễn ra khi tổ chun mơn có kế hoạch, các nội dung chủ yếu theo định hướng của tổ tưởng chuyên môn nên không đáp ứng hết nhu cầu của các GV trong tổ.

- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của GV là phương pháp hiệu quả nhất được nhiều GV quan tâm. Giáo viên có chương trình, nội dung BDCM được thể hiện trong kế hoạch cá nhân hàng năm và thể hiện ý chí phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt. Tuy nhiên hoạt động tự BDCM của giáo viên ở một số nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc tự bồi dưỡng của GV không được tiến hành thường xuyên, thậm chí khơng có kiểm tra đánh giá, dẫn tới một số bộ phận giáo viên ý thức nghề nhiệp chưa cao, không thường xuyên tự BDCM dần dần không theo kịp yêu cầu đổi mới PPDH cũng như thay đổi chương trình giáo dục.

56

Bảng 2.12: Kế hoạch, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

STT Các nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Chưa đạt yêu cầu 1 Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên

môn Tiếng Anh 57 16 1

2 Nội dung bồi dưỡng chuyên môn

Tiếng Anh 50 22 2

3 Hình thức bồi dưỡng chun mơn 47 24 3 4 Phương pháp bồi dưỡng chuyên

môn Tiếng Anh 48 23 3

(Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Trong công tác xây dựng kế hoạch BDCM của CBQL và GV được đánh giá mức độ Tốt: 77%; Khá: 21,6%; trung bình: 1,4% và chưa đạt yêu cầu: không.

- Nội dung BDCM của CBQL và GV được đánh giá mức độ Tốt: 67,5%; Khá: 29,7%; Trung bình: 2,8% và chưa đạt u cầu: khơng.

- Qua khảo sát các hình thức BDCM của GV được đánh giá mức độ tốt: 63,5%; Khá: 32,4%; trung bình: 4,1% và chưa đạt yêu cầu: không.

- Theo đánh giá của GV về phương pháp BDCM thì chỉ có 64,8% mức độ tốt, có tới: 31,1% mức độ khá và trung bình: 4,1%. Như vậy GV THCS đánh giá tốt về phương pháp BDCM đang áp dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)