Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

1.2.1 .Quản lý

1.2.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là hệ thống có tác động hướng đích của chủ thể quản lý các cấp (từ Bộ đến Sở, từ Sở đến Phòng) đến đối tượng quản lý trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp người giáo viên nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà trường, của xã hội.

* Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi xác định các nội dung quản lý

hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:

Theo chức năng quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Theo quan điểm hệ thống: Quản lý các yếu tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng chuyên mơn như: đội ngũ, chương trình bồi dưỡng, cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu, tài chính thực hiện bồi dưỡng…

Theo các thành tố của hoạt động bồi dưỡng: quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, quản lý chương trình, quản lý kế hoạch bồi dưỡng, quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng…

* Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường Trung học cơ sở

Đối với cấp THCS, Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bao gồm một hệ thống có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật đối với giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đã định trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Hiệu trưởng lên kế hoạch bồi dưỡng từng năm, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên… làm thế nào để mỗi giáo viên THCS tự thấy nhu cầu bản thân của mình phải đi dự bồi dưỡng, hoặc tự bồi dưỡng chuyên môn,

20

cấp thiết, là trách nhiệm, quyền lợi chứ không phải là bắt buộc.

Lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn: Đây là việc đầu tiên của quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Việc lập ra kế hoạch bồi dưỡng chun mơn có hiệu quả là chìa khóa để thực hiện có hiệu suất cao nhất mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo cũng như cán bộ quản lý các cấp đã đề ra. Lập kế hoạch là thiết lập các mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng đối với từng đối tượng giáo viên và xác lập phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đó.

Lập kế hoạch có sản phẩm cụ thể là một bản danh sách các khóa bồi dưỡng, thời gian thực hiện, thời điểm thực hiện, thứ tự các khóa, nguồn lực thực hiện, danh sách giáo viên tham gia.

1.3. Lý luận về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)