1.2.1 .Quản lý
1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS
Theo thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT, ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm đã đề ra mục tiêu: “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đối với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”.
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun môn nghiệp vụ hoặc ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, cập nhập bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Bất cứ loại hình bồi dưỡng chun mơn nào cũng khơng nằm ngồi mục tiêu là nâng
22
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo mục 4, Điều 27, chương 2 Luật GD 2005, mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS là bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD. Qua đó, giáo viên đáp ứng theo tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV THCS, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu giáo dục THCS là “nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển kết quả của giáo dục THCS, hồn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Tùy theo từng nhu cầu của đối tượng bồi dưỡng, yêu cầu của công việc mà đề ra những mục tiêu bồi dưỡng phù hợp. Hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở chủ yếu tập trung để đạt được các mục tiêu sau:
- Bồi dưỡng chuẩn hóa: Bồi dưỡng để đạt được trình độ chuẩn theo quy định.
- Bồi dưỡng trên chuẩn: Bồi dưỡng nâng cao để đạt trình độ trên chuẩn. - Bồi dưỡng thường xuyên: Bồi dưỡng, cập nhập kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Bồi dưỡng thay sách: Bồi dưỡng chuyên môn để phục vụ việc thay đổi chương trình giáo dục, dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới.
- Bồi dưỡng chuẩn ngạch: Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng tiêu chuẩn ngạch giáo viên THCS.
23
1.3.3. Nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
a. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường THCS nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên THCS nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thơng qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV, giúp GV có phương pháp, thói quen và nhu cầu tự học, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bên cạnh những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho GV nói chung, giáo viên THCS cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ chun mơn, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá HS, để từ đó đáp ứng được các công việc chủ yếu sau:
- Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành các môn được học.
- Phát huy tính chun nghiệp và lịng nhiệt tình trong giảng dạy mơn học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Tích lũy kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
- Bồi dưỡng để GV biết cách tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm các tiết soạn, giảng dạy mẫu.
24
vấn, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho GV.
- Bồi dưỡng để GV biết cách quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS.
- Bồi dưỡng để nâng cao các kỹ năng giao tiếp ứng xử cho GV.
b. Các hình thức bồi dưỡng chun mơn
Bồi dưỡng chun mơn GV THCS thường theo các hình thức sau: - Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: Là một loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục cho GV một cách thường xuyên. Chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ GV ngày càng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Bồi dưỡng bằng các hình thức kèm cặp, giúp đỡ trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp. Tổ chức bồi dưỡng bằng cách phân công những giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm kèm các giáo viên trẻ, mới ra trường cịn yếu về chun mơn, nghiệp vụ sư phạm.
- Bồi dưỡng thông qua các lớp dài hạn, ngắn hạn.
- Bồi dưỡng chuẩn hóa: là bồi dưỡng cho GV có trình độ chun môn chưa đạt chuẩn để đạt chuẩn theo quy định. Theo điều 67 Luật Giáo dục quy định: có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm đối với giáo viên THCS.
- Bồi dưỡng trên chuẩn: Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chun môn đã đạt chuẩn để đạt trên chuẩn như: giáo viên THCS có trình độ Đại học trở lên.
- Bồi dưỡng GV dạy chương trình thay sách: là loại hình bồi dưỡng cho GV về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách kiểm tra đánh giá kết quả để họ thực hiện theo chương trình SGK mới.
25
- Bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề sư phạm: là một loại hình bồi dưỡng thường xuyên cho GV về tổ chức các hoạt động GD, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh thơng qua các hình thức:
+ Tự học tập, nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn, SGK. + Tổ chức giảng dạy, trao đổi chun mơn các tiết khó, bài khó. + Tự dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm đồng nghiệp.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.
+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học sư phạm. + Hội thảo chuyên đề khoa học sư phạm.
+ Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
- Bồi dưỡng từ xa thông qua các tài liệu, giáo trình hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để bồi dưỡng tại chỗ.
Bên cạnh các hình thức bồi dưỡng trên, hiện nay phương thức tự bồi dưỡng đang được đề cao. Việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm phương châm “Học nữa, học mãi, học suốt đời” là chiến lược mang tính tồn cầu đang được Liên hiệp quốc phát động.
c. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS đạt được hiệu quả cao, cầ n phải lựa chọn phương pháp bồi dưỡng thích hợp với đối tượng được bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo viên là phương pháp dạy học cho giáo viên, là những người đã có nghiệp vụ sư phạm, nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng về phương pháp tự
26
học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin khác nhau. Báo cáo viên được phân công hoặc các cơ sở được thỉnh giảng phải vận dụng lý luận phương pháp dạy học hiện đại để giảng dạy, hướng dẫn cho người học tài liệu và lựa chọn phương pháp học tập cho phù hợp. Đối với bậc THCS để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp thảo luận nhóm + Phương pháp tọa đàm – trao đổi + Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu + Phương pháp thí nghiệm – thực hành
Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn muốn đạt được kết quả tốt phải thực hiện theo phương châm: tích cực tương tác; coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận. Phát huy tính tích cực của đối tượng được bồi dưỡng (giáo viên) thành vai trò chủ thể để họ chủ động tiếp thu nội dung bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
1.3.4. Quy trình bồi dưỡng chun mơn Tiếng Anh
Quy trình bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh được thực hiện qua các bước sau:
* Bước 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GV Tiếng Anh THCS. Tiến hành khảo sát trên đối tượng là giáo viên Tiếng Anh cấp THCS hiện nay để xác định những điểm mạnh, điểm yếu. Những yêu cầu về năng lực và chuẩn giáo viên Tiếng Anh cấp THCS để đáp ứng nhu cầu về giảng dạy ở nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
27
+ Bồi dưỡng trình độ chun mơn của giáo viên Tiếng Anh hệ THCS + Bồi dưỡng thay sách
+ Bồi dưỡng các theo các yêu cầu để đạt chuẩn GV Tiếng Anh cấp THCS
+ Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, cách đánh giá HS ở bậc THCS * Bước 2: Xác định các năng lực cần có của GV Tiếng Anh THCS. Từ kết quả khảo sát, và dựa vào Chuẩn của giáo viên Tiếng Anh THCS để nhận định những năng lực cần có của GV Tiếng Anh THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay bao gồm: Năng lực về phẩm chất, chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn.
* Bước 3: Rà soát lại nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh hiện hành, xác định kiến thức cụ thể, chuyên đề cụ thể.
Căn cứ vào chuyên môn của GV Tiếng Anh THCS và chương trình bồi dưỡng, xác định các kiến thức và phân thành những kiến thức chung, kiến thức nghiệp vụ, rồi phân bổ thời gian cho mỗi chuyên đề lý thuyết, thực hành. Sau đó sắp xếp trật tự hợp lý các chuyên đề theo logic về thời gian.
* Bước 4: Thiết kế xây dựng các chuyên đề
Căn cứ theo chương trình bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh, xác định tổng thời lượng và tên các chuyên đề. Tuy nhiên nội dung kiến thức trong từng chuyên đề có sự thay đổi, để có thể phát triển được những năng lực cần thiết cho GV Tiếng Anh THCS, đáp ứng với thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục.
* Bước 5: Thực thi, đánh giá, điều chỉnh chương trình
Khi triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh cho giáo viên THCS cần có sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể với những nội dung kiến thức lý thuyết, những phần thực hành, thực tế gắn liền với thực tiễn nhà trường mời báo cáo viên là cán bộ quản lý Sở,
28
Phòng Giáo dục và Đào tạo, người có kinh nghiệm chuyên môn Tiếng A n h đ ể báo cáo cũng như truyền đạt kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện c ầ n thường xuyên kiểm tra, giám sát, việc thực hiện và đánh giá thực hiện ở tất cả bước trong quy trình bồi dưỡng chun mơn Tiếng Anh cho giáo viên THCS. Sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng chun mơn cho GV Tiếng Anh THCS phải tiến hành đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm chưa phù hợp, để chương trình hồn thiện hơn, đáp ứng tốt yêu cầu người học và yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh THCS hiện nay.
1.3.5. Các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh Anh
Để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếng Anh cho giáo viên T iế n g A n h được tiến hành một cách thuận lợi và đạt hiệu quả thì cần phải có các điều kiện sau:
Điều kiện về con người (đội ngũ giáo viên Tiếng Anh và các nhà quản lý): đây là điều kiện đóng vai trị quyết định cho sự thành cơng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Chỉ khi con người có nhu cầu muốn vươn lên, muốn thử thách, muốn được khẳng định mình thì khi đó việc đào tạo, bồi dưỡng mới có hiệu quả đích thực. Bên cạnh đó sự kiểm tra, giám sát, và tạo điều kiện về thời gian và không gian cho giáo viên tham gia vào các lớp bồi dưỡng, tư vấn của Hiệu trưởng cũng như các nhà quản lý ở Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo cũng góp phần tạo hiệu quả cho việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh THCS.
Điều kiện về tài chính: bên cạnh các yếu tố con người thì yếu tố tài chính có vai trị rất to lớn trong cơng tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Việc đảm bảo các chế độ, chính sách cho người đi học, và những hỗ trợ tài chính hợp lý từ nhà trường đối với giáo viên Tiếng Anh
29
tham gia đào tạo, bồi dưỡng sẽ là nguồn động viên, khuyến khích rất có ý nghĩa, đối với đội ngũ giáo viên Tiếng Anh khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: việc có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên tiếng Anh và học sinh, như: có đủ lớp học, phịng bộ mơn, phịng chức năng, thiết bị, thí nghiệm, đồ dùng dạy học, sách tham khảo, internet,… sẽ tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc đảm bảo các điều kiện trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trường THCS.
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh Trung học cơ sở
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh
Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngơn ngữ tồn cầu và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của xã hội. Sử dụng thành thạo tiếng Anh là sử dụng một công cụ hiệu quả để tiếp cận với nhiều cơ hội rộng mở về học tập và làm việc. Tại Việt Nam, dạy học Tiếng Anh trong nhà trường ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo trình độ Tiếng Anh của học sinh và sinh viên Việt Nam có thể hịa nhập với thế giới, vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đặt ra mục tiêu cụ thể về các tiêu chuẩn cần đạt được của giáo viên Tiếng Anh cả về trình độ tiếng Anh và phương pháp dạy học. Chính vì thế đổi mới hoạt động dạy và học tiếng Anh đang là một nội dung quan trọng được các nhà quản lý trường học và giáo viên hết sức quan tâm.
Với quan điểm, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của