1.2.1 .Quản lý
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và GV Tiếng Anh các
các trường THCS về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
Kết quả điều tra này phản ánh nhận thức đúng đắn của CBQL và giáo viên bộ môn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Sơn trong thời gian qua về vai trị, vị trí của cơng tác quản lý trong hoạt động bồi dưỡng chun mơn nói chung, giáo viên tiếng Anh hệ THCS nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy 74 CBQL và giáo viên tiếng Anh được khảo sát đều xác định rõ tầm
50
quan trọng của hoạt động BDCM cho giáo viên.
Bảng 2.10: Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh
STT Mức độ Ý kiến
1 - Rất quan trọng 62
2 - Quan trọng 12
3 - Ít quan trọng
4 - Không quan trọng
(Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát)
Dữ liệu ở Bảng 2.10, cho thấy tất cả CBQL và GV đánh giá đúng đắn vai trò của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. 100% CBQL và GV cho rằng hoạt động bồi dưỡng GV THCS “quan trọng” và “rất quan trọng”. Kết quả này phù hợp với lý luận về quản lý giáo dục nói chung, quản lý BDCM giáo viên tiếng Anh hệ THCS nói riêng mà chúng tơi đã trình bày ở chương 1. Nói cách khác, để thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả cao thì việc quản lý hoạt động BDCM có ý nghĩa quyết định. Thực tế các năm học qua, CBQL của Phòng GD&ĐT và các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Sơn đã chú trọng các phương pháp, biện pháp quản lý hoạt động BDCM. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đạt kết quả khả quan trong công tác BDCM cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS trên địa bàn huyện Tây Sơn.
Từ dữ liệu này có thể khẳng định rằng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh thực sự cần thiết. Thông qua hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên sẽ giúp giáo viên hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và kiến thức.
51