Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)

1.2.1 .Quản lý

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngơn ngữ tồn cầu và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của xã hội. Sử dụng thành thạo tiếng Anh là sử dụng một công cụ hiệu quả để tiếp cận với nhiều cơ hội rộng mở về học tập và làm việc. Tại Việt Nam, dạy học Tiếng Anh trong nhà trường ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo trình độ Tiếng Anh của học sinh và sinh viên Việt Nam có thể hịa nhập với thế giới, vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đặt ra mục tiêu cụ thể về các tiêu chuẩn cần đạt được của giáo viên Tiếng Anh cả về trình độ tiếng Anh và phương pháp dạy học. Chính vì thế đổi mới hoạt động dạy và học tiếng Anh đang là một nội dung quan trọng được các nhà quản lý trường học và giáo viên hết sức quan tâm.

Với quan điểm, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của trường học, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và

30

phát triển giáo viên các cấp, các ngành. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng giáo viên. Một trong những hình thức bồi dưỡng đội ngũ có hiệu quả là bồi dưỡng chuyên môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng và ban hành chương trình bồi dưỡng chun mơn cho GV THCS và quy chế thực hiện chương trình này nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm.

Tuy nhiên, chất lượng dạy học tiếng Anh ở hệ THCS vẫn còn thấp so với u cầu đề ra. Chính vì vậy cần phải bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy Tiếng Anh ở hệ THCS. Để thực hiện chương trình bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên Tiếng Anh THCS đạt hiệu quả tốt thì việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công tác bồi dưỡng chuyên môn. Các cấp quản lý, các nhà quản lý phải đổi mới phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tiếng Anh để đạt cho được mục tiêu: đưa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếng Anh vào nền nếp, thường xuyên, không bị gián đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)