Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Đảng ta xác định mục tiêu GD giai đoạn hiện nay: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. [6]

Về kiến thức, GD cho HS hiểu được biểu hiện và ý nghĩa của một số giá trị đạo đức cơ bản, phù hợp với lứa tuổi, không nói những vấn đề quá xa mà tâm lí lứa tuổi HS cấp THCS không thể tiếp thu, giúp các em biết được nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để tránh vi phạm do thiếu hiểu biết, nắm được những hiểu biết sơ bộ về tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân, hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật, các quy định nơi công cộng, nội quy của nhà trường.

17

giá trị đạo đức đã học. Đối với cấp THCS, đảm bảo biết tôn trọng ông, bà, cha, mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi, yêu thương các em nhỏ; không vi phạm pháp luật,...Kỹ năng ấy tăng dần, mở rộng thêm qua từng lớp từ lớp 6 đến lớp 9. GDĐĐ giúp các em biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hóa từ trong gia đình đến ngoài xã hội, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

Về thái độ, qua GDĐĐ, HS thể hiện được tình yêu đối với quê hương, đất nước Việt Nam. Tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn trọng đất nước, con người, các nền văn hóa khác. Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền của người khác, có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Có ý thức định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Bước đầu hình thành được một số phẩm chất cần thiết của người lao động như cần cù, sáng tạo, trung thực, có trách nhiệm, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có lối sống văn hóa, biết hợp tác trong công việc, hòa đồng, tình bạn trong sáng, lành mạnh. GDĐĐ định hướng cho các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với khả năng, có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp.

Nói tóm lại, mục tiêu GDĐĐ cho HS trường THCS là làm sao cho quá trình GDĐĐ tác động trực tiếp đến người học để hình thành ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức; không chỉ truyền thụ khái niệm mà biến những yêu cầu chuẩn mực xã hội thành nhu cầu trong đời sống, những việc làm, những hành động cụ thể, thiết thực của mỗi HS, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Không chỉ qua bài giảng của thầy, mà còn qua các hoạt động đa dạng và phong phú ở trong và ngoài nhà trường.

18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)