Tình hình giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở

Hiện nay trên địa bàn huyện Tây Sơn có 15 trường THCS. Trong đó, có 01 trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, đa phần là HS dân tộc thiểu số. Tuy đời sống kinh tế của nhân dân đang ngày càng được nâng lên nhưng nhận thức về việc chăm lo, GD con cái của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế, thậm chí, có số ít phụ huynh còn khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình để GDĐĐ cho HS còn nhiều vấn đề vướng mắc nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, chưa đem lại kết quả như mong muốn.

Về công tác xây dựng đội ngũ GV, Phòng GD&ĐT luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ GV và CBQL giáo dục, thực hiện tốt công tác GDĐĐ trong nhà trường. Đội ngũ GV và CBQL giáo dục tham gia đầy đủ các đợt học tập chính trị do Đảng ủy và Huyện ủy tổ

41

chức. Ngành GD&ĐT luôn triển khai kịp thời các văn bản luật, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Đảng và Chính quyền các cấp đến CB- GV- NV. Đội ngũ CBQL giáo dục hầu hết đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đặc biệt với Công đoàn giáo dục huyện đã triển khai các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc triển khai các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Dân chủ hoá trường học”; “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; “Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa”“Xã hội hóa giáo dục”, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong toàn ngành. Nhìn chung, đội ngũ GV và CBQL giáo dục có chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn và quản lý trường học. Ý thức tự học, tự rèn về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao để hoàn thành công tác ngày càng tốt hơn.

Đối với HS, trong những năm gần đây, các trường THCS ở huyện Tây Sơn đã chú trọng chất lượng và hiệu quả của công tác GD toàn diện, trong đó có công tác GDĐĐ, GD giá trị sống, bồi dưỡng kĩ năng sống cho HS với nhiều nội dung chuyên đề và hình thức tổ chức phong phú. Trước nhất, coi trọng việc giảng dạy có chất lượng bộ môn GDCD trong nhà trường. Đồng thời, cùng với việc lồng ghép các nội dung GD vào chương trình, nội dung bài học, môn học cụ thể. Phòng GD&ĐT còn chỉ đạo, hướng dẫn các trường tăng cường công tác GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ bộ môn, các chuyên đề của tổ chuyên môn, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần. Phong trào hoạt động của Đội TNTPHCM trong nhà trường với từng chủ đề, chủ điểm, chương trình hành động cụ thể đã góp phần khẳng định những tác dụng sâu rộng trong công tác GDĐĐ, rèn luyện phẩm chất, nhận thức đúng đắn, những tình cảm cao đẹp trong HS.

42

Bảng 2.2. Hệ thống các trường THCS thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Sơn

Trường THCS Số

lớp

Số học sinh

Trường chuẩn quốc gia

1 Tây Thuận 11 271 X

2 Tây Giang 22 722 X

3 Mai Xuân Thưởng 12 314 X

4 Phổ thông Dân tộc Bán trú Tây

Sơn 12 251 5 Tây Phú 16 472 X 6 Bùi Thị Xuân 16 494 X 7 Bình Nghi 28 876 X 8 Võ Xán 32 1157 X 9 Bình Thành 18 527 X 10 Bình Hòa 14 385 X 11 Tây Bình 12 348 X 12 Tây Vinh 12 358 X 13 Tây An 10 250 X 14 Bình Tân 14 380 X 15 Bình Thuận 12 325 X Tổng cộng: 241 7130 14/15

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu Ngành GD&ĐT Tây Sơn, đầu năm học 2019-2020)

Công tác xây dựng CSVC luôn được coi trọng xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển GD của huyện nhà. Công tác phổ cập giáo dục THCS có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS 1688/1688, tỉ lệ 100% (số liệu thống kê tốt nghiệp THCS năm học 2018-2019).

Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý 15 trường THCS trên địa bàn huyện Tây Sơn tính đến ngày 30/05/2019, số CBQL là 30 người, trong đó có 15 hiệu trưởng và 15 phó hiệu trưởng. Tất cả CBQL của các trường đều được lựa chọn từ những CB-GV ưu tú của các trường, hầu hết đều có trình độ từ đại học, là những GV có kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có khả năng quản lý; đa số CBQL các trường đều là đảng viên, có tư tưởng chính trị vững vàng, có uy tín. Cơ cấu có sự đồng đều giữa nam và nữ.

43

Tổng số GV các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Sơn là 440 người, bình quân khoảng 1.83 giáo viên/lớp. Hầu hết đội ngũ GV có tuổi đời từ 28 tuổi trở lên, công tác ít nhất từ 5 năm trở lên nên hầu hết đã có kinh nghiệm giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm; đồng thời là lực lượng có trình độ chuyên môn khá tốt, hăng hái nhiệt tình, được đào tạo chính quy, tỉ lệ GV xếp loại khá giỏi 97,5%, đây là điểm mạnh của đội ngũ GV ở các trường THCS huyện Tây Sơn. Bên cạnh đó, đội ngũ GV còn có đạo đức tốt, rất nhiệt huyết trong giảng dạy và đầu tư sáng tạo trong từng tiết dạy nhằm kích thích sự ham học cho HS.

Mặc dù giáo dục THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thời gian qua, đã và đang phát triển, đạt được những thành tựu đáng kể nhưng so với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, song công tác GD cho HS, nhất là GDĐĐ vẫn còn bộc lộ những bất cập: vẫn còn nặng tính lý thuyết; thiếu quá trình bồi dưỡng, phát triển kĩ năng sống, không để lại dấu ấn cho việc hình thành nhân cách HS; những bài học ý nghĩa, gần gũi trong thực tế đời sống chưa được quan tâm nhiều; những tiết dạy về các vấn đề đạo đức ít hấp dẫn, có xu hướng bị GV, PHHS, HS xem nhẹ, coi là môn phụ, không cần thiết... Thực tế này có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Theo kết quả khảo sát, CBQL và GV có nhận thức đúng và rất tích cực về công tác GDĐĐ cho HS, với 100 % trả lời công tác này là rất cần thiết.

44

Cũng từ nhận thức trên, có 97% số CB-GV được khảo sát cho rằng công tác GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả CB-GV-NV trong nhà trường. Trao đổi, phỏng vấn và tìm hiểu thêm, tôi nhận thấy rằng quá trình theo dõi, quản lý, đánh giá kết quả công tác của CB-GV-NV, hầu hết các nhà trường cũng đã có sự quan tâm đến đánh giá các biện pháp mà CB-GV-NV đã áp dụng để phát huy vai trò, uy tín, sự sáng tạo và trách nhiệm của cá nhân trong việc GDĐĐ cho HS. Nhiều CBQL, GV có những quan tâm, trăn trở về sự tác động từ cuộc sống xã hội đối với đạo đức của HS. Từ kết quả trên, có thể khẳng định ở địa bàn nghiên cứu, CB-GV-NV các trường THCS đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS trong tình hình hiện nay. Đây chính là yếu tố nền tảng để thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS. Nhưng, dù có nhận thức đúng đắn và tích cực, quan điểm xử lí của một số CB-GV-NV đối với HS vi phạm về đạo đức vẫn chưa sự thống nhất cao. Đối với mỗi CB-GV-NV nhà trường, nhất là với mỗi thầy cô giáo vốn rất trăn trở về nhiệm vụ, về uy tín của bản thân đối với sự nghiệp “ trồng người”, thì chỗ đứng quan trọng nhất và lớn nhất của họ là ở chính trong lòng học trò. Điều này rất đúng và từ lâu đã trở thành điều thường trực trong nhận thức, suy nghĩ của đa số thầy cô giáo vốn rất yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm. Họ đã nhận thức sâu sắc về trọng trách và niềm hạnh phúc trong nghề. Họ đã phấn đấu, rèn luyện và cống hiến, nêu gương sáng cho HS. Tuy nhiên, chưa có sự đồng đều trong nhận thức của đội ngũ CB-GV-NV. Từ quan sát cuộc sống và tìm hiểu các nhà trường, tôi nhận thấy rằng, còn nhiều vấn đề bất cập. Một bộ phận GV- NV còn tỏ ra xuôi chiều, sợ liên quan trách nhiệm, ngại va chạm nên thường hay phớt lờ trước những biểu hiện sai trái của HS, mà không xử lí đúng mức. Hay chưa thật sự thân thiện, gần gũi với HS, chỉ làm việc theo mệnh lệnh hành chính. Một số ít thành viên trong nhà trường vẫn cho rằng công việc ấy không thuộc về mình. Và, tâm lí chung cho rằng

45

trách nhiệm trong GDĐĐ cho HS là của GVCN lớp, của lãnh đạo nhà trường vẫn còn tồn tại. Tóm lại, tuy nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này, song trong thực tiễn công việc của đội ngũ CB-GV- NV các nhà trường, vẫn còn có hiện tượng thiếu tính nhất quán, thiếu sự đồng bộ. Đây là điều bất hợp lí, cần phải được giải quyết. Bởi một khi, nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, hoặc là sự nhận thức chỉ trên lí thuyết, thì không thể đem lại bất kì kết quả nào cho công việc. Sự bất hợp lí này đang là “lực cản” đối với công tác GDĐĐ của các nhà trường. Mặt khác, các nhà trường THCS chưa làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho HS một cách đúng nghĩa, mỗi CB-GV-NV chưa phải làm một cán bộ tư vấn thật sự tích cực. Điều này không chỉ xuất phát từ các quy định về biên chế, khung vị trí việc làm trong các nhà trường, điều kiện CSVC thiếu thốn, mà còn xuất phát từ nhận thức chưa thật đúng đắn, sâu sắc về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công tác GDĐĐ cho HS. Ngay cả ở tầm vĩ mô, thì yêu cầu về công tác tư vấn tâm lí, hỗ trợ trong GDĐĐ, lối sống cho HS cũng chưa thống nhất với các quy định khác để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện công tác này.

2.3.1.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

GDĐĐ đang là một trong những vấn đề cốt yếu hiện nay của toàn xã hội. Nhà trường không thể làm hết, làm thay trách nhiệm, bổn phận của các bậc cha mẹ trong việc GDĐĐ cho con em. Do đó, gia đình, đặc biệt là cha mẹ phải nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Thực tế khảo sát cho thấy: đa số phụ huynh rất quan tâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh THCS. Tuy nhiên, với mức độ quan tâm ấy, một số bậc phụ huynh đã có mối liên hệ, sự phối hợp tốt với nhà trường, từ đó kịp thời có cách GD, uốn nắn con em trở thành con ngoan, trò giỏi. Bên cạnh đó, vẫn còn có những “lỗ hổng”, vẫn còn không ít CMHS có quan điểm và lối giáo dục chưa đúng đắn,

46

chưa phù hợp.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của PHHS đến vấn đề GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS hiện nay

Mức độ Tỉ lệ (%)

Rất quan tâm 35/52 (67,3%) Quan tâm 17/52 (32,7%) Ít quan tâm 00

Không quan tâm 00

(Kết quả khảo sát 52 cha mẹ học sinh của 05 trường THCS ở huyện Tây Sơn về sự quan tâm đến vấn đề GDĐĐ cho con em mình)

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên PHHS kiểm tra việc học của HS

Mức độ Tỉ lệ (%)

Kiểm tra thường xuyên 39/52 (75,0%) Kiểm tra không thường xuyên 12/52 (20,1%) Không kiểm tra 02/52 (3,9%)

Trong số này, có 40/52(tỉ lệ 76,9 %) PHHS thường xuyên liên hệ với GVCN, GVBM; có 10/52 PHHS (tỉ lệ 19,2%) chỉ tiếp xúc với GVCN, hay GVBM khi được mời. Không những thế, mức độ kiểm tra việc học của con em mình ở phụ huynh cũng có sự buông lỏng. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.4 cho thấy, tỉ lệ thường xuyên kiểm tra việc học của con em chiếm 75%. Gần 25% còn lại không quan tâm, hoặc chỉ thỉnh thoảng kiểm tra việc học của con em mình. Khi được hỏi ý kiến về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài đến hành vi đạo đức của học sinh THCS, thì có đến 40/52 (76,9%) PHHS cho rằng chịu ảnh hưởng mạnh và rất mạnh từ việc thầy cô chưa quan tâm, uốn nắn, nhắc nhở kịp thời; có 39/52 (75%) PHHS cho rằng chịu ảnh hưởng mạnh và rất mạnh từ nội dung GDĐĐ, phương pháp GDĐĐ

47

của nhà trường chưa phù hợp, có 44/52 (84,6%) PHHS cho rằng ảnh hưởng mạnh và rất mạnh vì gia đình không quan tâm đến học HS. Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng: dù có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS, song với nhiều lí do khác nhau, còn nhiều PHHS chưa có mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, chưa kiểm tra thường xuyên việc học của con em mình để giúp con em mình tiến bộ nhiều hơn, GD con em mình tốt hơn. Sự quan tâm của PHHS đến kết quả GD nói chung, kết quả GDĐĐ cho con em mình nói riêng thật sự chưa đến nơi đến chốn. Đây là một thực trạng, có tính phổ biến hầu hết trong PHHS trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cần có biện pháp khắc phục. Rõ ràng, cần có sự thay đổi nhiều hơn nữa trong nhận thức của PHHS, giúp cho PHHS quan tâm đến con em mình một cách đúng nghĩa, khoa học là một yêu cầu thực tế cấp bách, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nội dung quan tâm của PHHS đến việc GDĐĐ cho HS

Nội dung quan tâm đến việc GDĐĐ của PHHS Mức độ quan tâm (%)

Không

Thường xuyên trao đổi với con về đạo đức 82,7 17,3 Cha mẹ là tấm gương tốt cho con 86,5 13,5 Cha mẹ có kế hoạch giáo dục cho con 48,1 51,9 Nắm rõ mối quan hệ bạn bè của con 71,2 28,8 Biết mối quan hệ bạn bè của con 98,1 1,9 Có ý kiến về việc lựa chọn bạn của con 0 100,0

Mặt khác, kết quả khảo sát thể hiện qua Bảng 2.5 ở trên, vấn đề được quan tâm lớn nhất của phụ huynh học sinh đối với con em của họ là “cha mẹ là tấm gương tốt cho con” chiếm tỉ lệ 86,5%, “thường xuyên trao đổi với con về chuẩn đạo đức và các vấn đề khác” chiếm tỉ lệ 82,7%, “nắm rõ mối quan hệ

48

bạn bè của con” chiếm tỉ lệ 71,2%, “ biết mối quan hệ bạn bè của con” chiếm tỉ lệ 98,1% . Tuy vậy, số “cha mẹ có kế hoạch giáo dục cho con” chỉ chiếm tỉ lệ 48,1%. Tình trạng ấy vẫn còn nhiều, cho thấy nhiều phụ huynh còn lúng túng, chưa có sự chú trọng thích đáng đến kế hoạch GD con cái, quan tâm GD con có chiều sâu hơn. Điều đó cũng thật dễ hiểu, bởi cuộc sống hiện đại đã chi phối thời gian và sự tập trung của phụ huynh. Không chỉ thế, mà lịch học hằng tuần của các em dày đặc: học chính khóa, học phụ đạo ở trường, học thêm ở nhà thầy cô giáo, học bồi dưỡng thi học sinh giỏi các cấp...Nhiều CMHS, vì mải lo công việc làm ăn, hay bị cuốn theo những thói quen sinh hoạt ở nơi cư trú như tụ họp rượu chè, ca hát, mất nhiều thời gian. Đây là tình trạng phổ biến ở các khu dân cư nông thôn, các hộ gia đình nông nghiệp. Lối sinh hoạt ấy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)