9. Cấu trúc luận văn
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ
Mục tiêu GDĐĐ được thể hiện qua mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Thế nên, quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THCS cũng phải đặt công tác này trong hệ thống của Chương trình giáo dục phổ thông. Điều đó có nghĩa là quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định phải lưu ý mối quan hệ giữa mục tiêu chung của cấp học với các môn học, các hoạt động giáo dục. Quản lý công tác GDĐĐ cho HS không thể tách rời quản lí các hoạt động khác, các nội dung quản lý khác của nhà trường THCS. Tính hệ thống còn đòi các biện pháp được đề xuất phải thống nhất, đồng bộ, từ mục tiêu chung đến cụ thể, từ cấp độ rộng đến hẹp, từ toàn cấp cho đến từng khối lớp.... Đồng thời các biện pháp đề xuất còn phải đồng bộ giữa các nhóm chủ thể quản lý khác nhau, ở
77
trong và ngoài nhà trường.
Các biện pháp quản lý đưa ra phải đồng bộ, tác động tích cực vào các yếu tố của quá trình quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Công tác này chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS phải có tính thống nhất, hệ thống, đồng bộ, nhằm phát huy cao nhất những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình áp dụng.
Trong quá trình xây dựng các biện pháp QLGDĐĐ cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định