Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp GDĐĐ ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp GDĐĐ ở các

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ STT Các phương pháp giáo dục Đánh giá mức độ thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Chỉ thỉnh thoảng Không thực hiện 1 Phát động thi đua 43.3 56.7 0 0

2 Xây dựng, phổ biến nội quy 40.0 60.0 0 0

60 STT Các phương pháp giáo dục Đánh giá mức độ thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Chỉ thỉnh thoảng Không thực hiện

4 Tổ chức duy trì nề nếp sinh hoạt 43.3 43.3 13.4 0

5 Sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên,

nhân viên nhà trường 23.3 76.7 0

0

6 Phát huy vai trò tự quản của học sinh 13.3 83.3 3.4 0

7 Giáo dục truyền thống của nhà

trường 20.0 76.7 3.3

0

8 Kiểm tra việc thực hiện nội quy, các

quy định khác 53.3 43.3 3.4

0

9 Nhắc nhở, động viên 30.0 63.3 6.7 0

10 Phê phán hành vi xấu 16.7 70 6.7 6.6

11 Tuyên dương, khen thưởng 26.7 66.7 6.6 0

12 Kỷ luật HS vi phạm 0 36.7 50.0 13.3

13 Thông qua hoạt động ngoại khóa 0 0 63.3 36.7

Các số liệu thể hiện kết quả khảo sát ở Bảng 2.11 cho thấy các trường THCS trên địa bàn cơ bản thực hiện khá tốt một số phương pháp trong GDĐĐ cho HS. Song, chưa mạnh dạn sử dụng phương pháp kỉ luật đối với HS vi phạm đến mức phải xem xét kỉ luật (50% chỉ thỉnh thoảng áp dụng; hoặc 13,3% không thực hiện). Việc các nhà trường chưa mạnh dạn xử lí kỉ luật HS, trong đó có hình thức tạm đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học, có nhiều lí do. Một trong những lí do đó là vì sức ép từ việc đánh giá của cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương về công tác duy trì sĩ số HS của nhà trường. Một lí do khác, là từ các quy định khống chế về tỉ lệ HS bỏ học của tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, trường học văn hóa, sự liên quan đến kết quả thực hiện công tác phổ cập GD của đơn vị. Đây cũng là một lí do khách quan khiến cho đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường có tâm lí chung là với những HS vi phạm kỉ luật dù nặng đến mức nào rồi cũng “đâu

61

vào đấy”, khiến cho các biện pháp xử lí HS vi phạm kỉ luật kém hiệu quả, không còn tích cực. Việc các nhà trường chưa mạnh dạn xử lí HS vi phạm ở các mức độ khác nhau, có thể chưa đến mức buộc thôi học để tăng hiệu lực GD, thì đó cũng là chướng ngại cho việc thực hiện công tác GDĐĐ. Đi đôi với việc xử lí đến nơi đến chốn HS vi phạm, thì việc nêu gương người tốt, việc tốt cũng là phương pháp rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm này của một số nhà trường vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp nêu gương, tôn vinh những tấm gương điển hình chưa được chú trọng cả về nội dung lẫn hình thức. Điển hình như việc nêu gương người tốt, việc tốt qua trang Web của nhà trường chưa được chú ý, còn thiếu sự đầu tư, chăm chút, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo nhà trường. Các nhà trường chưa kịp thời đổi mới.

Mặt khác, với phương pháp duy trì nề nếp sinh hoạt, vẫn còn 13,4% số ý kiến cho rằng các trường chỉ thỉnh thoảng thực hiện. Mứ độ quan tâm này đồng nghĩa với việc một số trường THCS chưa chú trọng thích đáng vào việc xây dựng nền nếp sinh hoạt của nhà trường làm nền tảng để hình thành thói quen, hành vi đạo đức và sự tự giác rèn luyện hành vi tốt trong mỗi học sinh, mỗi tập thể lớp và toàn trường. Kết hợp với quá trình theo dõi, phân tích, đánh giá việc xây dựng nền nếp sinh hoạt - văn hóa nhà trường của một số đơn vị, tôi nhận thấy rằng đối với một số trường THCS coi trọng việc thực hiện tốt các nghi lễ, nghi thức đảm bảo tính nghiêm túc, nền nếp; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giao tiếp, kỉ luật trong trường học; thực hiện tốt quy định về trang phục của CB-GV-NV và HS, quy tắc giao tiếp- ứng xử, quy định không hút thuốc lá trong giờ làm việc… thì có tác dụng tạo không khí lành mạnh, đậm chất văn hóa, kỉ cương, nền nếp, góp phần làm nên những giá trị. Chính những giá trị này đã tạo nên ấn tượng sâu đậm trong CB-GV-NV-HS của nhà trường và nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác GDĐĐ

62

cho HS. Và muốn làm nên được những giá trị đó, cần có cái nhìn sâu sắc, cái tâm của nhà quản lý, đồng thời là tinh thần đồng thuận cao để cùng vươn tới cái mới, những giá trị trong quản lý nhà trường.

Điều tôi quan tâm nhiều nhất là với phương pháp GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, thì qua khảo sát cho thấy tỉ lệ ý kiến cho rằng các trường chỉ thỉnh thoảng thực hiện 63,3% và chưa thực hiện 36,7%. Đây là thực trạng còn phổ biến ở các trường THCS trên địa bàn. Có nhiều khó khăn về mặt thời gian, kinh phí, về điều kiện tổ chức... mà các trường còn e ngại trong việc tổ chức cho HS tham gia hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động ở địa phương. Hầu như trường nào cũng xây dựng kế hoạch tổ chức cho HS tham gia lao động, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử -văn hóa ở địa phương.

Thế nhưng, số lần tổ chức và số HS tham gia ở mỗi lần cũng rất khiêm tốn. Vẫn còn ít số lần trong năm các trường THCS tổ chức được các hoạt động ngoại khóa bổ ích, có tác dụng giáo dục sâu rộng trong HS. Trong số rất ít này, Trường THCS Võ Xán là đơn vị đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả cao. Trong đó, điểm nổi bật là việc tổ chức cho HS tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương; tìm hiểu về các làng nghề truyền thống ở địa phương; tìm hiểu văn học và các giá trị văn hóa khác của địa phương... Thiết nghĩ, nếu như các THCS trên địa bàn mạnh dạn và sáng tạo các phương pháp, đặc biệt là các phương pháp như một vài đơn vị đã làm (điển hình là đơn vị Trường THCS Võ Xán), thì sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt Chương trình GD phổ thông 2018. Trong đó, quan trọng nhất là thực hiện nội dung dạy học tự chọn và chương trình GD địa phương. Đây là cách để làm phong phú và sâu sắc thêm chương trình GD, theo hướng gắn với cuộc sống gần gũi

63

xung quanh, góp phần làm cho công tác GDĐĐ ngày càng mang lại tác dụng sâu rộng.

Tóm lại, trong quản lý việc thực hiện phươnp pháp GDĐĐ cho HS, các trường THCS trên địa bàn đã có nhiều cố gắng, đã và đang thu nhận được những kết quả khả quan. Song, với một số phương pháp quan trọng, thì một số nhà trường vẫn còn chưa sâu, nhất là các phương pháp nhằm giúp HS tự rèn luyện, hình thành thói quen, chuẩn hành vi đạo đức và hình thành kĩ năng. Cách quản lý phương pháp GDĐĐ như hiện nay, các trường vẫn chủ yếu tập trung vào trang bị nhận thức cho HS, nặng nề về việc yêu cầu HS thực hiện một chiều. Đòi hỏi cần phải có sự sáng tạo, phối hợp nhiều phương pháp đan xen để đạt hiệu quả tốt nhất, đặc biệt chú ý phát huy quá trình tự GDĐĐ của HS

2.4.4. Thực trạng quản lý việc tổ chức các hình thức GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)