9. Cấu trúc luận văn
1.4. Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung
cơ sở
1.4.1. Trách nhiệm của hiệu trưởng trong quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý công tác GDĐĐ ở cấp trường. Công tác GDĐĐ cho HS là một trong các đối tượng quản lý của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất, toàn diện nhất đối với mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có công tác GDĐĐ cho HS. Trách nhiệm đó thể hiện ở việc chỉ đạo xây dựng hoàn thiện và phê duyệt kế hoạch, nội dung chương trình công tác GDĐĐ cùng với các biện pháp thực hiện; việc tổ chức triển khai thực hiện, việc chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá; phê duyệt các kết quả đánh giá được qua quá trình thực hiện. Và hiệu trưởng chịu trách nhiệm với các cấp quản lý về chất lượng GD của nhà trường, trong đó có GDĐĐ. Và cũng như thế, hiệu trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác này, kể cả với việc phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS. Năng lực và trách nhiệm quản lý của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định và có dấu ấn sâu đậm trong việc tạo ra một thế hệ HS phát triển toàn diện nhà trường.
1.4.2. Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở
1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng hoàn thiện và phê duyệt kế hoạch GDĐĐ thống nhất trong toàn trường. Đây là một trong những kế hoạch quan trọng hằng năm. Kế hoạch GDĐĐ học sinh của nhà trường phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ GD cấp học, chiến lược phát triển, tầm nhìn, kế thừa những thành quả đã có và phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Kế hoạch này càng rõ ràng, khoa học, phong phú, toàn diện thì tính khả thi càng cao.
24
Kế hoạch phải rõ mục đích yêu cầu, hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện, phân công cụ thể. Đồng thời, chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS của cá nhân và bộ phận một cách phù hợp. Các kế hoạch của cá nhân và bộ phận, tùy nhiệm vụ được giao mà có thể bao gồm: chương trình GDĐĐ thông qua hoạt động giảng dạy; thông qua hoạt động quản lí, GD cho HS; thông qua HĐNGLL... Trong đó phải nêu rõ hình thức, phương pháp và biện pháp áp dụng để GDĐĐ đối với từng bộ phận và cá nhân, hoặc sự phối hợp các bộ phận và cá nhân với nhau. Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phê duyệt và kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch GD của các bộ phận và cá nhân trong nhà trường. Nếu coi trọng việc này thì hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS se được nâng cao.
1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức
Quản lý việc thực hiện giáo dục đạo đức thông qua các môn học của giáo viên bộ môn.
Quản lý việc GDĐĐ cho HS qua môn GDCD. Hiệu trưởng cần thường xuyên đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bộ môn; điều kiện về thiết bị, tài liệu để phục vụ cho việc dạy và học để có kết quả cao nhất. Trên cơ sở đó, có kế hoạch chỉ đạo bổ sung. Cần xác định vai trò quan trọng của môn học này. Quan tâm chỉ đạo sâu sát việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học bộ môn, gắn nội dung bài học với thực tiễn sinh động và các vấn đề gần gũi ở địa phương... là yêu cầu không thể xem nhẹ. Việc lựa chọn, phân công GV dạy bộ môn GDCD và năng lực, tâm huyết của GV giảng dạy bộ môn này có ý nghĩa rất lớn để thực hiện có hiệu quả hình thức và phương pháp GDĐĐ có chiều sâu.
Với quan điểm dạy học tích hợp và tích hợp liên môn, ngoài GDCD, một số môn học khác như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học,... luôn có yêu cầu lồng ghép GDĐĐ, lối sống, kỹ năng sống, ý thức pháp luật... cho HS.
25
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Bộ GD&ĐT hướng dẫn sử dụng tài liệu những mẩu chuyện về đạo đức Bác Hồ để tích hợp GDĐĐ vào địa chỉ một số môn học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội. Nội dung tích hợp GD rất phong phú, đa dạng, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo, tâm huyết của mỗi GV. Cho nên, việc quản lý công tác GDĐĐ luôn gắn kết với các yêu cầu chuyên môn từng GV, từng môn học. QLGDĐĐ vì vậy mà luôn lan tỏa trong quản lý hoạt động chuyên môn.
Quản lý việc thực hiện giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Ngoài nội dung GDĐĐ thông qua các môn học, nội dung lồng ghép GDĐĐ qua giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL cũng vô cùng phong phú. Để phát huy tốt hiệu quả GD của các hoạt động này, cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phân công nhân sự, chuẩn bị các điều kiện phục vụ tốt cho công tác tổ chức. Đặc biệt, cần quản lý tốt việc đầu tư nội dung một cách có chiều sâu và khoa học cho các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, nền nếp sinh hoạt giờ ra chơi, các hoạt động Đội TNTP theo chủ đề, chủ điểm của hằng tháng và năm học. Như vậy, quản lý nội dung GDĐĐ cho HS thông qua kế hoạch và quá trình thực hiện của từng bộ phận và từng cá nhân CB-GV-NV nhà trường.
1.4.2.3. Quản lý việc vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức
Phương pháp GDĐĐ rất đa dạng. Lựa chọn phương pháp GDĐĐ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể. Các phương pháp GDĐĐ khi được vận dụng linh hoạt và hợp lí sẽ phát huy tác dụng. Vì thế, cần có sự linh động ở đội ngũ GV và CBQL nhà trường trong việc vận dụng phương pháp GDĐĐ. Đây là vấn đề mà hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng đến. Qua việc tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp, về giáo dục HS cá biệt,
26
về phương pháp GDĐĐ qua hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL ... để nhằm nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ là việc làm cần thiết. Đánh giá hiệu quả công tác GDĐĐ chung của toàn trường hay với một trường hợp cụ thể nào cũng cần lưu tâm đến việc vận dụng phương pháp như thế nào. Tóm lại, quản lý tốt việc vận dụng phương pháp GDĐĐ là một trong những yêu cầu quan trọng, có ý nghĩa lớn mang lại hiệu quả cao trong quản lý công tác GDĐĐ cho HS.
1.4.2.4. Quản lý việc sử dụng các hình thức và các điều kiện khác để giáo dục đạo đức
Ngoài phương pháp GDĐĐ, hình thức tổ chức các hoạt động trong công tác GDĐĐ cho HS của nhà trường sẽ tạo được sức thu hút, lan tỏa sâu rộng và góp phần mang lại hiệu quả. Các hình thức tổ chức GDĐĐ một mặt được hình thành và duy trì, kế thừa, phát triển qua thời gian, trở thành nét văn hóa nhà trường. Mặt khác, các hình thức GDĐĐ cho HS luôn được bổ sung từ sự sáng tạo của mỗi cá nhân và tập thể sư phạm nhà trường. Cho nên, cần sự huy động sức sáng tạo và tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể nhà trường. Ngoài các hình thức GDĐĐ chung là thông qua từng môn học, thông qua hoạt động tập thể, qua GD gia đình; các hình thức tổ chức GD trong từng nội dung và trường hợp cụ thể rất cần sự tinh tế, lôi cuốn, tạo ấn tượng sâu đậm đối với HS, giúp cho các em thật sự được cảm hóa, từ đó hình thành nhận thức và hành vi tốt đẹp một cách bền vững. Chính vì thế, mà đòi hỏi sự đầu tư, đóng góp trí tuệ vào việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi hoạt động trong GDĐĐ. Nhà trường cần quản lý được sự đổi mới hình thức trong công tác GDĐĐ.
Về các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ, ngoài hệ thống máy móc, thiết bị, hệ thống truyền thông, phòng truyền thống của nhà trường, thư viện, bản tin nhà trường, công trình măng non và hệ thống các công trình khác nếu
27
được chú trọng đầu tư sẽ góp phần làm tăng thêm sức lan tỏa, nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS. Chính những yếu tố này sẽ tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng HS, bồi dưỡng tình cảm, nét đẹp tâm hồn, phẩm chất, nhân cách cho các em.
Môi trường sư phạm thân thiện, tiến bộ là điều kiện có ảnh hưởng rất lớn đến công tác GDĐĐ cho HS. Đối với tập thể CBQL, GV, NV, cần phải là tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện tốt cuộc vận động như: “Dân chủ- Kỷ cương- tình thương - trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện dân chủ hóa trường học, phối hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, thực hiện tốt cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, tạo cảnh quan sư phạm thật sự thân thiện, tạo ấn tượng tốt đẹp và có sức cuốn hút làm cho các em yêu mến và gắn bó hơn với trường lớp, thật sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Quan tâm việc thực hiện các nghi lễ, nghi thức đảm bảo tính nghiêm túc, nền nếp, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giao tiếp, kỉ luật trong trường học, quy định về trang phục của CB-GV-NV và HS, quy tắc giao tiếp, thực hiện quy định không hút thuốc lá trong giờ làm việc, tạo không khí lành mạnh, đậm chất văn hóa, kỉ cương, nền nếp, góp phần làm nên những giá trị. Chính những giá trị này đã tạo nên ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người.
Môi trường thi đua lành mạnh, CSVC, nguồn kinh phí là điều kiện cần thiết có tác động tích cực đến hiệu quả công tác GDĐĐ. Cho nên, công tác GDĐĐ trong nhà trường cần phải luôn gắn chặt với các công tác khác. Kết quả GDĐĐ luôn là một trong những mục tiêu đạt tới của công tác quản lý tài chính, CSVC và thi đua khen thưởng trong nhà trường.
1.4.2.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức
28
trọng. Đánh giá, nhìn nhận kết quả quá trình GD, là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GD. Theo quan điểm đổi mới hiện nay, việc chuyển từ đánh giá nội dung kiến thức sang đánh giá phẩm chất và năng lực của HS, đòi hỏi người GV phải có năng lực tốt về đánh giá, để thực hiện khâu quan trọng này. Để đánh giá tốt, GVBM, GVCN lớp, các thành viên khác trong nhà trường tham gia công tác GDĐĐ cần chú trọng việc theo dõi nắm bắt diễn biến đạo đức của các em, coi đó là yêu cầu quan trọng, làm cơ sở để đánh giá đúng. Ngoài ra, công tác đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS còn được thực hiện ở các hình thức khác của nhà trường. Chẳng hạn như thông qua việc tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, các hoạt động trọng điểm trong nhà trường. Phương pháp đánh giá cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý GDĐĐ của nhà trường. Nếu xác định đúng mục tiêu, quản lý tốt các hình thức tổ chức đánh giá, phân tích tốt các kết quả, tạo được sự lan tỏa sâu rộng của các hình thức tổ chức đánh giá, phương pháp đánh giá, thì sẽ góp phần làm cho nhà trường tiến nhanh hơn trong công tác GDĐĐ cho HS. Và như vậy, quản lý công tác kiểm tra đánh giá đóng vai trò không kém phần quan trọng.