Ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.1. Ưu điểm, hạn chế

2.5.1.1. Ưu điểm

Trong những năm gần đây, các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã thực hiện khá tốt việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng các trường đã có sự quan tâm, tập trung vào việc xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS theo năm học và từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Đã chú trọng xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và bộ phận về công tác GDĐĐ cho HS. Hầu hết CBQL, GV, PHHS đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS và đầu tư các điều kiện hỗ trợ, tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác này. Một vài đơn vị mạnh của huyện, đã có sự mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong quản lý thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS, đã và đang cho thấy rõ hiệu quả cao, khẳng định được vai trò quản lý của nhà trường trong công tác này. Chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS trên địa bàn có nhiều tiến bộ.

2.5.1.2. Hạn chế

Việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS còn bất cập, chưa phù hợp. Chưa có sự phối hợp đồng bộ, đủ mạnh, khoa học giữa GVCN, GVBM và tổ chức khác trong và ngoài nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS còn thiếu chủ động, nặng về hình thức, thiếu những biện pháp cụ thể và khả thi. Việc Giám sát, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch chưa được chú trọng đúng mức. Các biện pháp quản lý chưa có hiệu quả cao: hình thức, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho HS còn đơn điệu, chưa phong phú, thiếu tính thiết

69

thực, không mới, thiếu linh hoạt, chưa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với HS; quản lý kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS tác dụng tốt nhất, đánh giá chưa sát, còn nặng thành tích, cảm tính, thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát để chỉ đạo kịp thời; đặc biệt, còn thiếu sự chặt chẽ, sâu sát để các biện pháp trở thành hữu hiệu. Việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời và đúng mực, có tác dụng. Nhìn chung, việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở một số trường THCS trên địa bàn còn có những vấn đề bất cập, cần phải tiếp tục đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)