Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 84)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Một số CBQL, GVCN, GVBM nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Một bộ phận nhỏ GV còn đối xử chưa thật công bằng với HS, vì những động cơ cá nhân.

Kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ của hiệu trưởng một số trường chưa được đầu tư tốt, chưa có chiều sâu, còn chung chung, nặng tính hình thức, chưa có biện pháp cụ thể cho từng thời điểm, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Các mục tiêu về công tác GDĐĐ trong kế hoạch năm học chưa đầy đủ, chỉ tập trung vào việc xây dựng các chỉ tiêu. Việc bàn bạc, thống nhất và xét duyệt kế hoạch còn xem nhẹ.

Việc tổ chức quản lý công tác GDĐĐ của hiệu trưởng ở một số trường chưa được chặt chẽ, thiếu chiều sâu. Thực hiện các nội dung quản lý công tác GDĐĐ chưa toàn diện; một số biện pháp tác động vào đội ngũ CB-GV-NVvà HS chưa có hiệu quả cao; các biện pháp phối hợp với PHHS cùng tham gia công tác GDĐĐ chưa được thường xuyên và chưa tập trung; việc tổ chức các hoạt động về công tác GDĐĐ chưa phong phú, thiếu linh hoạt, thiếu sức sáng tạo, hay lặp lại nội dung và hình thức tổ chức của những năm trước nên chưa hấp dẫn và tăng tính hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HS. Chưa chú

70

trọng vào việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho HS. Công tác kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng ở một số trường chưa thường xuyên, nội dung kiểm tra chưa trọng tâm, một số hoạt động có tổ chức nhưng thiếu kiểm tra, đánh giá, và đúc rút kinh nghiệm. Việc đầu tư CSVC, tài chính để tổ chức các hình thức GDĐĐ chưa được chú trọng.

Một số ít CBQL lớn tuổi, ít chú trọng đổi mới công tác quản lý nói chung, trong đó có công tác GDĐĐ cho HS.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan

Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, sự phân hóa giàu nghèo và tệ nạn xã hội khác diễn ra hằng ngày, đã tác động thường xuyên đến việc rèn luyện đạo đức của HS. Về phía HS, một bộ phận cũng có sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức đối với bản thân, có chiều hướng đề cao lợi ích, thõa mãn nhu cầu cá nhân, thờ ơ vô cảm trước những hiện tượng trong đời sống xung quanh.

Nhiều bậc cha mẹ thiếu kiến thức GDĐĐ cho con, chưa hiểu đúng đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trong bối cảnh xã hội hiện nay. Có những PHHS chưa nêu gương tốt cho con em trong giao tiếp, hành xử, trong quan niệm, nếp sống; chưa có phương pháp và kế hoạch GD con thực sự khoa học. Số đông PHHS bận công việc làm ăn, hay gia đình không hạnh phúc nên còn phó thác việc GD học sinh cho nhà trường.

Môi trường xã hội thay đổi. Nhiều thói hư tật xấu vẫn còn len lỏi trong cuộc sống đời thường, của khu dân cư. Sự thái quá trong nếp sinh họat văn hóa chưa theo đúng chuẩn mực ở một số địa bàn dân cư vẫn còn đang tiếp diễn. Trong khi đó, các lực lượng GD ở ngoài nhà trường vẫn chưa có sự phối hợp thật sự mạnh mẽ và chưa phát huy hiệu quả trong công tác phối hợp với nhà trường.

71

Đời sống của nhân dân địa phương còn nhìn chung còn khó khăn. Điều kiện CSVC của các nhà trường THCS còn nhiều bất cập, chưa phục vụ cho việc quản lý tốt công tác GDĐĐ học sinh. Công tác xã hội hóa GD trên địa bàn còn nhiều vướng mắc, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nền GD huyện nhà.

Chương trình GD phổ thông hiện hành, kế hoạch khung thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định chưa có nhiều thời gian tương thích để các trường THCS trên địa bàn thuận lợi hơn trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức HĐGD theo hướng đổi mới, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, qua đó GDĐĐ cho HS tốt hơn.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, cần khắc phục, đó là:

Chưa sự thống nhất cao về quan điểm của một số CB-GV-NV đối với HS vi phạm về đạo đức. Vẫn còn một bộ phận GV- NV còn tỏ ra xuôi chiều, sợ liên quan trách nhiệm, ngại va chạm, phớt lờ trước những biểu hiện sai trái của HS, chưa xử lí đúng mức. Và, tâm lí chung cho rằng trách nhiệm trong GDĐĐ cho HS là của GVCN lớp, của lãnh đạo nhà trường vẫn còn tồn tại. Tuy có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này, song thực tiễn công việc của CB-GV-NV các nhà trường, vẫn còn hiện tượng thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ.

Trong khi đó, Nhận thức về rèn luyện đạo đức của một bộ phận HS đang lệch lạc. Tâm niệm học tập, rèn luyện để phụng sự đất nước và dân tộc như quan niệm truyền thống đã phần nào mờ nhạt. PHHS quan tâm đến con

72

em mình chưa thật sự đến nơi đến chốn. Nhiều lí do khác nhau, mà nhiều PHHS không có thời gian bên con cái, GD cho con những giá trị đạo đức tốt đẹp, ngược lại, phó mặc cho nhà trường. PHHS chưa có kế hoạch khoa học để phối hợp GDĐĐ cho HS. Môi trường văn hóa nơi cư trú ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi đạo đức của HS. Nếp sinh hoạt ở một số địa bàn dân cư đang có nhiều vấn đề đang từng ngày từng giờ tác động lên các em, nhất là môi trường nơi cư trú còn có biểu hiện không lành mạnh.

Trong quản lý, việc xây dựng kế hoạch, quản lý xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chiều sâu thực sự. Kế hoạch còn chung chung, biện pháp quản lý chưa cụ thể, không mới, chưa sát thực tiễn, chỉ thể hiện trên văn bản. Chưa nắm bắt, giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, cần thiết trong công tác GDĐĐ như GD kĩ năng sống, giá trị sống, phát triển năng lực và phẩm chất HS. Nội dung GDĐĐ còn thiên về nhận thức lý thuyết, thiếu tính toàn diện, chưa có chiều sâu và chưa có tác dụng tốt để chuyển từ nhận thức, suy nghĩ đến kĩ năng, hành vi đạo đức của HS. Vẫn còn thiếu phương pháp giúp HS tự rèn luyện, hình thành phẩm chất và kĩ năng. Hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS thiếu linh hoạt, nặng nề yêu cầu HS thực hiện một chiều, chưa thực sự thuyết phục, thiếu hấp dẫn và nặng nề tuyên truyền, kêu gọi. Quản lý kiểm tra, đánh giá trong công tác GDĐĐ chưa mang lại hiệu quả cao, chưa có tác dụng tốt nhất: chưa sát, nặng thành tích, cảm tính, thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát; đặc biệt, còn thiếu các biện pháp tích cực, hữu hiệu. Công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng chưa bao quát hết các hoạt động GD, đặc biệt là công tác GDĐĐ cho HS.

Rõ ràng, để quản lý tốt công tác GDĐĐ cho HS, các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, trong thời gian tới cần khắc phục nhiều hạn chế như: việc xây dựng kế hoạch còn chung chung, kế hoạch công tác GDĐĐ

73

cho từng kì, tháng, tuần còn sơ sài và thiếu những biện pháp cụ thể, thiếu chủ động trong việc triển khai thực hiện; việc kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên và thực hiện đúng mức, thực chất; việc khen thưởng, xử phạt chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia. Đặc biệt, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ chưa được đổi mới để phong phú, đa dạng, tạo sức cuốn hút mạnh mẽ HS và các lực lượng GD tham gia.

Những hạn chế và nguyên nhân trên là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp quản lý ở Chương 3.

74

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY SƠN,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)