Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 87)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức cho các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là đội ngũ CBQL, giáo viên, PHHS, HS về vai trò, vị trí, mục tiêu công tác GDĐĐ trong nhà trường THCS hiện nay.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực hiện của mỗi thành viên trong và ngoài nhà trường đối với công tác GDĐĐ cho HS trong tình hình hiện nay.

Giúp cho các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động GD và rèn luyện đạo đức HS; nhận thức công tác GDĐĐ cho HS không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN lớp, mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong Hội đồng nhà trường, của gia đình và xã hội; GDĐĐ cho HS là một quá trình thường xuyên, liên tục,

78

diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một trong những yêu cầu thường xuyên là bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp GDĐĐ cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác GDĐĐ cho HS trong CB-GV-NV và HS. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động GD trong năm học, hiệu trưởng các trường cần quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và địa phương; các chỉ thị, văn bản quy định của ngành GD về công tác GDĐĐ cho HS trong tình hình hiện nay một cách đầy đủ, kịp thời đến toàn thể CB- GV- NV và HS trong nhà trường. Việc phổ biến, truyền đạt đến tất cả thành viên trong nhà trường thông điệp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ phát biểu vào đầu mỗi năm học cũng là một trong những việc làm cần thiết. Ví dụ như truyền đạt lời căn dặn của Thủ tướng Chính phủ đối với các thầy cô giáo, các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020: “Bên cạnh học văn hóa, các thầy cô cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh. Đó là dạy làm người để học sinh phát triển toàn diện, phát huy năng lực sáng tạo. Vì con người có đức, có tài thì mới có thể đóng góp được cho đất nước, cho gia đình ấm no, hạnh phúc. Dạy chữ rất quan trọng nhưng việc dạy làm người còn quan trọng hơn”.

Nâng cao nhận thức cho CB-GV-NV trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS. Giúp cho các lực lượng GD thấy rõ được trách nhiệm và sự cần thiết phải tăng cường công tác GDĐĐ cho HS, đảm bảo thống nhất trong nhận thức và hành động. Phải làm cho họ thấy rõ công tác GDĐĐ trong trường THCS có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nền tảng nhân cách cho HS trong tương lai. Việc thực hiện tốt công tác GDĐĐ sẽ tạo uy tín

79

nhà trường, PHHS và sẽ được cộng đồng đánh giá cao và tin tưởng hơn vào chất lượng GD của nhà trường.

Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong PHHS về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS. Qua các cuộc họp PHHS, qua các kênh thông tin khác nhau (như trao đổi trực tiếp, gửi thư, tổ chức họp, qua trang web của nhà trường...), cần tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ cho HS, xác định rõ trách nhiệm của PHHS trong việc phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt công tác này. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân địa phương về công tác GDĐĐ cho HS; giúp nhận rõ trách nhiệm của cả xã hội và sự cần thiết phải phối hợp với nhà trường trong công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ.

3.2.2. Tăng cường quản lý, chú trọng tính kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đưa việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS vào một quá trình có tính khoa học, quy củ, nề nếp nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược phát triển GD toàn diện của nhà trường một cách bền vững.

3.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể về quản lý công tác GDĐĐ cho HS cho phù hợp với đặc điểm của tổ chức, bộ phận trong trường và văn hóa của địa phương. Kế hoạch này phải được lồng ghép và thống nhất với kế hoạch chung. Cần lưu ý tính kế thừa đối với các biện pháp quản lý công tác này trong suốt quá trình phát triển của nhà trường.

80

hoạch, hiệu trưởng cần phải nắm vững thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ cho HS của trường mình. Nắm được các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến của tập thể sư phạm nhà trường, sau đó hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch.

Muốn đạt được kết quả thiết thực, nhà trường cần phải có kế hoạch lâu dài, kế hoạch cho từng năm, học kì, tháng với những nội dung cụ thể cho từng chủ điểm. Nội dung kế hoạch phải gắn với mục tiêu đã được xác định với những công việc và cách làm cụ thể. Từ kế hoạch chung của nhà trường, các bộ phận xây dựng kế hoạch cho bộ phận mình. Kế hoạch càng cụ thể thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên cần sự thống nhất trong kế hoạch của các bộ phận với kế hoạch chung của trường thì kế mới có tính khả thi và hiệu quả. Để việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả, hằng năm, hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch của năm trước. Cơ sở để đánh giá, tổng kết là từ kết quả đánh giá, sơ kết theo từng giai đoạn, với các mốc thời gian cụ thể. Từ những kế quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết, kịp thời bổ sung giải pháp cho các giai đoạn tiếp theo.

Trong xây dựng kế hoạch cũng phải cần chú ý đến nguồn lực để phục vụ cho kế hoạch đó (nguồn lực bên ngoài và nguồn lực bên trong). Nguồn lực bên trong chủ yếu là chất lượng đội ngũ, trong đó CBQL, GVCN, GVBM, TTCM là yếu tố quyết định.

Muốn thực hiện kế hoạch quản lý công tác giáo dục đạo đức có hiệu quả, các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc đặc điểm, tính chất, nội dung công việc, tình hình nhà trường, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự phân công nhiệm vụ một cách hợp lý khoa học.

81

Điều quan trọng nhất, là nội dung các kế hoạch cần tránh chung chung, các biện pháp phải thật cụ thể, tuyệt đối không sao chép từ năm trước sang năm sau để đối phó, phải có tính mới, sát với tình hình và đối tượng HS. Việc cụ thể hóa bằng các nội dung, biện pháp qua từng học kì và từng tháng, từng tuần và từng thời điểm theo các chủ điểm của năm học phải được thể hiện rõ. Mục đích - yêu cầu của công tác GDĐĐ cho HS của nhà trường cần lan tỏa qua các văn bản kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL, các chuyên đề của nhà trường, hoặc của tổ chuyên môn. Việc tổ chức trao đổi, bàn bạc, thống nhất và phổ biến kế hoạch GDĐĐ của nhà trường cần thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Đối với kế hoạch của các TTCM, GVCN, GVBM, thì hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng việc tổ chức thảo luận, phân tích, đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc trước khi phê duyệt. Kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS của nhà trường cần phải bao quát đến sự liên quan tất cả các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là quan tâm nắm bắt kịp thời những vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề cần thiết trong công tác GDĐĐ như giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, bồi dưỡng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

Một điểm quan trọng khác, để tăng cường quản lý việc kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, các trường THCS cần quan tâm thích đáng đến công tác kiểm tra thường xuyên và kiểm tra nội bộ tại đơn vị mình. Làm tốt được công tác kiểm tra, kịp thời và có biện pháp điều chỉnh, sẽ tạo được sự chặt chẽ, thống nhất trong nhà trường. Và đó là nền tảng để đạt được những mục tiêu trong công tác GDĐĐ cho HS của mỗi nhà trường. Hiệu trưởng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra chuyên đề công tác GDĐĐ của GVCN, GVBM theo định kì. Thông qua kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau, hiệu trưởng nắm bắt thông tin và đánh giá kết quả, biểu dương

82

khen thưởng, xử lí vi phạm, bổ sung điều chỉnh kế hoạch. Hiệu trưởng phải thực hiện chế độ khen thưởng, động viên giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, các cá nhân có thành tích về công tác GDĐĐ, phê bình nhắc nhở hay xử lí những GV chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường đức cho học sinh trong các nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm quản lý tốt công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THCS trên địa bàn về thực hiện nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức và kiểm tra đánh giá trong công tác GDĐĐ cho HS. Phát huy sự năng động, sáng tạo trong quản lý công tác GDĐĐ, theo yêu cầu đổi mới trong GD hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Đối với nội dung GDĐĐ, ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ thông tin, nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục HS gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Vì vậy trong công tác quản lí, hiệu trưởng cần phải đặc biệt quan tâm đến nội dung GD những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với việc tiếp nhận có chọn lọc những giá trị đạo đức mới được bổ sung trong sự phát triển của thế giới ngày nay. Những giá trị đạo đức mà theo UNESCO cần phải quan tâm như những giá trị chung gồm có lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn, hòa bình – hòa hợp, bình đẳng – công lý, nhân quyền, dân quyền; những giá trị riêng gồm có lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, tự giác, tự trọng. Đồng thời GD cho HS lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia đình, cộng đồng. GD truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương nơi mình sinh

83

sống như truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, yêu thương đùm bọc, chia sẻ khi khó khăn hoạn nạn… Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức các tổ chuyên môn và các bộ phận thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung GDĐĐ cho HS qua các tiết dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, buổi sinh hoạt. Chỉ đạo GV kiên trì bồi đắp cho các em lòng nhân ái, tính trung thực, tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, có tinh thần tập thể, biết kiềm chế bản thân và sống có kỉ luật; chú trọng công tác GD kĩ năng sống, giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho bản thân.

Để quản lý việc thực hiện nội dung GDĐĐ một cách tốt nhất, có chiều sâu và thể hiện tính toàn diện, hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn cần lưu ý tập trung vào các nội dung GDĐĐ hướng đến sự hình thành hành vi đạo đức và kĩ năng, năng lực cốt lõi cần thiết cho bản thân HS (như động cơ thái độ học tập đúng đắn, tự lực và chủ động trong học tập; kĩ năng sống, giá trị sống...). Quản lý công tác này, cần chú trọng đến tính thực hành. Những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn của HS phải được thể hiện bằng việc làm và cần hướng đến những năng lực, kĩ năng nhất định. Nội dung tích hợp GD kĩ năng sống cho HS qua các bài học ở các bộ môn cần được thực hiện đồng bộ, khai thác đúng mức. Hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng sống cho HS phải đầu tư đúng mức về chất lượng nội dung và hình thức.

Đối với phương pháp GDĐĐ, với thực trạng đã được khảo sát và đánh giá, các trường THCS trên địa bàn, bên cạnh việc phát huy các phương pháp đã vận dụng mang lại hiệu quả, cần mạnh dạn hơn nữa trong việc sử dụng phương pháp kỉ luật đối với HS vi phạm hiệu quả hơn, tích cực hơn. Việc tổ chức thường xuyên phong trào nêu gương người tốt, việc tốt cũng là phương pháp rất quan trọng và cũng cần chú trọng đầu tư cả về nội dung lẫn hình

84

thức. Mặt khác, cần coi trọng phương pháp duy trì nề nếp sinh hoạt, xây dựng nền nếp sinh hoạt của nhà trường làm nền tảng để hình thành thói quen, hành vi đạo đức và sự tự giác rèn luyện hành vi tốt trong mỗi HS, mỗi tập thể lớp và toàn trường. Coi trọng việc thực hiện tốt các nghi lễ, nghi thức đảm bảo tính nghiêm túc, nền nếp; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giao tiếp; thực hiện tốt quy định về trang phục của CB-GV-NV và HS… nhằm tạo không khí lành mạnh, môi trường giáo dục đậm chất văn hóa, kỉ cương, nền nếp, góp phần làm nên những giá trị bền vững của nhà trường. Với phương pháp GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, thì cần có sự mạnh dạn và sáng tạo nhiều hơn. Học tập kinh nghiệm cách mà đơn vị bạn đã làm và xây dựng kế hoạch dài hạn của nhà trường là một trong những cách để thực hiện tốt công tác GDĐĐ bằng phương pháp này. Tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị, định kỳ ít nhất 2 lần cho một năm học, cần tổ chức hội thảo về phương pháp GDĐĐ cho CBQL và GV, đặc biệt là GVCN và GVBM, nhất là GV dạy bộ môn GDCD. Phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ, giúp CB-GV-NV nhà trường cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về đạo đức và xã hội, những vấn đề mới nảy sinh trong công tác GDĐĐ cho HS. Đây là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác GDĐĐ. Định kỳ, nhà trường nên tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và QLGDĐĐ cho GVCN, GVBM, TPT Đội, NV. Chọn GV đạt thành tích cao trong GDĐĐ lớp chủ nhiệm để trình bày kinh nghiệm. Đa dạng và phong phú trong việc áp dụng phương pháp GDĐĐ là yêu cầu thường xuyên. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích tốt trong công tác GDĐĐ học sinh.

85

đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ vị thành niên. GD cho các em phương pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện để từng bước chuyển hóa từ tri thức đạo đức thành niềm tin và hành vi đạo đức. Các biện pháp, hình thức giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức phải lấy "Học sinh làm trung tâm" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sự vươn lên chiếm lĩnh tri thức đạo đức, ra sức rèn luyện đạo đức, tác phong, biến quá trình GD thành quá trình tự GD, hạn chế các hình thức GD áp đặt một chiều từ phía thầy, cô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)