Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Phương pháp GDĐĐ trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người GD và người được GD, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức cần thiết.

Phương pháp GDĐĐ là yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến kết quả của quá trình GDĐĐ cho HS. Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa GV, tập thể HS và từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài người và của dân tộc.

Các phương pháp GDĐĐ ở trường THCS rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại. Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử gồm có các phương pháp sau:

Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu ở trường THCS, là phương pháp kích thích HS thi đua để tự khẳng định mình. Trong thi đua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tích cao nhất.

Phương pháp khen thưởng - phê bình - động viên: khen thưởng cá nhân và tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những hành động và việc làm tốt. Phương pháp này có tác dụng kích thích, tác động quá trình tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân. Phê bình và động viên, vừa biểu hiện sự nghiêm khắc, vừa uốn nắn điều chỉnh những hành vi đạo đức.

Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức cá nhân cho HS, cung cấp cho HS những tri thức về đạo đức. Đó

21

là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ hành vi đối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng-sai; về chân-thiện-mỹ.

Phương pháp đàm thoại: là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV và HS về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi định hướng.

Phương pháp nêu gương: dùng những tấm gương sáng của cá nhân, tập thể để GD, kích thích HS học tập và làm theo những tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.

Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: tham gia các buổi lao động công ích, hoạt động ngoại khóa, TDTT chung cho toàn trường hoặc ở địa phương, tham quan, giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng,... qua đó, hình thành và phát triển những hành vi, thói quen, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)