9. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Tăng cường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích
huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo môi trường GD thân thiện, phát huy sự tích cực, sáng tạo và hình thành thói quen tự quản cho tập thể HS. Duy trì thường xuyên và có hiệu quả việc tổ chức một số hoạt động tập thể, tạo điều kiện và cơ hội cho HS tham gia tích cực, nhằm tạo sự chuyển biến tốt trong nhận thức và hành động của HS, góp phần xây dựng tập thể HS vững mạnh.
3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Xây dựng tập thể HS vững mạnh. Việc xây dựng và phát huy vai trò tự quản của HS trong các hoạt động tập thể là yếu tố quan trọng nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sang tạo của HS, là việc làm tất yếu trong xu thế hội
89
nhập ngày nay. C. Mác đã nhấn mạnh: “Chỉ có trong tập thể, mỗi cá nhân mới có điều kiện để phát triển hoàn toàn những năng lực và thiên hướng của mình”. Như vậy, xây dựng một tập thể HS tốt có vai trò quan trọng trong công tác GDĐĐ cho các em. Xây dựng tập thể lành mạnh, tích cực, tự quản sẽ là điều kiện rất tốt để GDĐĐ cho HS. Vì ở đó luôn diễn ra không khí đầm ấm, vui vẻ, thân thương, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; không xem thường và cô lập HS cá biệt; tránh phê phán một cách gay gắt dẫn đến mâu thuẫn. Trong hoạt động tự quản phải biết kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí sao cho thoải mái, tự nhiên, thân thiện để HS thích thú khi tham gia. Chính những điều này sẽ có tác dụng động viên, khích lệ, tác động tích cực đến HS, giúp các em suy ngẫm về bản thân và có hướng hành động đúng, rèn luyện đạo đức tốt hơn. Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức các hoạt động phù hợp tâm lí lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng học sinh, thường xuyên có sự định hướng, làm cố vấn của GV.
Xây dựng mục tiêu phát triển tập thể. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của tập thể HS, giúp các em đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, vừa sức, có tính khả thi; gắn mục tiêu cá nhân với mục tiêu của tập thể, mục tiêu có tính cụ thể và vừa có tính khái quát. Khi đã xác định được mục tiêu, GVCN cần xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động thi đua trong tập thể nhằm động viên, lôi cuốn HS tự giác thực hiện các mục tiêu mà tập thể đã đề ra. Qua đó, HS tự hình thành nhu cầu, động cơ phấn đấu rèn luyện đúng đắn, có ý thức làm chủ, có ý thức cầu tiến vươn lên tự khẳng định mình.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể. Lớp có ý thức tự quản cao là do cán bộ lớp, chủ yếu là lớp trưởng có tài tổ
90
chức và điều hành. Ban án sự lớp tích cực năng động, gương mẫu sẽ dễ lôi cuốn các bạn trong lớp tự giác thực hiện theo yêu cầu của lớp, nhất là học sinh cá biệt. GVCN cần phải tìm hiểu, nghiên cứu học sinh trong lớp để phát hiện những em có năng lực, tích cực để dự kiến ban cán bộ lớp; tổ chức bầu chọn cán bộ lớp nghiêm túc; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho các em; phân công, phân nhiệm rõ ràng và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ lớp làm việc; động viên, kích thích tính tích cực, gương mẫu, tự nguyện, tự giác, sáng tạo của đội ngũ này và quan tâm đến uy tín của các em. GVCN cần quan tâm đến các mối quan hệ trong tập thể, tư vấn, hướng dẫn ban cán sự lớp xây dựng các mối quan hệ trong tập thể luôn đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau.
Tổ chức xây dựng và nêu gương cá nhân tốt, tập thể tốt.Trong điều kiện hiện nay, khi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội luôn tác động đến HS từng phút, từng giờ thì hiệu quả của việc GDĐĐ cho HS bằng nêu gương rất có ý nghĩa. Những tấm gương người tốt, việc tốt chính là hiện thân của các giá trị chuẩn mực đạo đức. Hiệu trưởng cụ thể hóa mục tiêu xây dựng gương HS tốt, tập thể tốt ngay từ đầu năm học; chỉ đạo chọn lựa HS, tập thể có triển vọng ở đều các khối lớp để xây dựng thành gương tốt, tập thể tốt. Xây dựng phong trào học tập gương người tốt, tập thể tốt, tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường.
Cần lưu tâm đến các hình thức tổ chức bồi dưỡng, phát triển một số năng lực cho HS. Trước hết là bồi dưỡng năng lực tự quản cho tập thể lớp và cá nhân HS. Các hoạt động tự quản bao gồm: tự quản lí nề nếp học tập ở lớp, hình thành tổ nhóm học tập ở nhà, thành lập nhóm bạn giúp nhau tiến bộ, tổ chức cho tập thể lớp hưởng ứng các phong trào thi đua của nhà trường, tham gia đội tự quản của trường, tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, tự
91
tổ chức các cuộc họp lớp, mở câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, hội trại, các hoạt động vui chơi giải trí, tự tổ chức các buổi lao động vệ sinh định kỳ, lao động tình nguyện, tự đề xuất ý kiến, đề ra các biện pháp xây dựng các phong trào thi đua của lớp, tự tổ chức cho tập thể lớp tham gia các phong trào tình nguyện của Đội, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện...