Thực trạng quản lý việc tổ chức các hình thức GDĐĐ cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý việc tổ chức các hình thức GDĐĐ cho học

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ STT Các hình thức chủ yếu Đánh giá mức độ thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Chỉ thỉnh thoảng

1 Giáo dục thông qua môn GDCD 50,0 50,0 0 2 Giáo dục đạo đức qua tiết sinh hoạt lớp 40,0 53,3 6,7

3 Giáo dục đạo đức tích hợp trong các

môn học khác, hoạt động NGLL 30,0 66,7 3,3 4 Giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt

Đội, sinh hoạt dưới cờ 53,3 43,3 3,4 5 Giáo dục đạo thông qua các hoạt động

văn hóa, văn nghệ,TDTT 13,3 63,3 23,4 6 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt

64 STT Các hình thức chủ yếu Đánh giá mức độ thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Chỉ thỉnh thoảng

7 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động

dã ngoại, trải nghiệm 6,7 23,3 70,0 8 Giáo dục đạo đức qua việc phối hợp

với gia đình và các tổ chức, đoàn thể. 16,7 63,3 20,0 Kết quả khảo sát thể hiện qua Bảng 2.12 ở trên cho thấy một thực tế: các hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS của các trường THCS trên địa bàn chưa thật phong phú. Chủ yếu vẫn là thông qua bài học GDCD, các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần, các buổi sinh hoạt Đội, các tiết hoạt động NGLL. Trong khi đó HS thích thể hiện bản thân nên các hình thức này chưa thu hút, chưa tạo điều kiện để HS trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm, bộc lộ bản thân trong các hoạt động tập thể. Nhà trường chưa chú trọng GDĐĐ thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo hay hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Sự đơn điệu và thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc mạnh dạn lựa chọn các hình thức GDĐĐ mới hơn đã và đang phần nào làm cho công tác GDĐĐ của các trường đang trong tình trạng rập khuôn, lặp lại nhiều năm, không tạo được dấu ấn và thực sự có sức hút đối với HS. Đặc biệt, với hình thức GDĐĐ thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT có đến 23,4% số ý kiến cho rằng nhà trường chỉ thỉnh thoảng thực hiện. Với hình thức thông qua các hoạt động nhân đạo thì 50%, thông qua hoạt động dã ngoại, trải nghiệm thì có đến 70% số ý kiến cho rằng chỉ thực hiện thỉnh thoảng. Thực tế này liên quan mật thiết với việc quản lý nội dung, phương pháp GDĐĐ của các nhà trường đã phân tích ở các phần trên. Một lần nữa cho thấy các trường THCS trên địa bàn, trong công tác quản lý của mình, đã chưa có sự đầu tư, đổi mới về các biện pháp quản lý thực sự có chiều sâu và hiệu

65

quả thiết thực. Nguyên nhân nào khiến cho các trường chưa mạnh trong việc đầu tư vào các hình thức GDĐĐ hướng vào hoạt động thực tiễn cho HS? Đây là một câu hỏi lớn. Từ cấu trúc nội dung chương trình GD hiện hành; kế hoạch khung thời gian năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; đến điều kiện kinh phí, CSVC của các nhà trường... đều có sự tác động lớn đến việc thực thi kế hoạch GDĐĐ của các nhà trường. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh chủ quan của nhà quản lý, thì việc chú trọng trong định hướng về kế hoạch GD của nhà trường như thế nào để kịp thời đáp ứng các yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả GD toàn diện, thì đây vẫn là một tồn tại chủ quan từ trong việc hoạch định chiến lược và hình thức GD của hiệu trưởng các nhà trường. Thực tế cho thấy rằng, hiệu trưởng nhà trường nào có sự năng động, mạnh dạn và đột phá trong quản lý, thì dù có khó khăn nhưng các mục tiêu đặt ra vẫn có thể thực hiện được. Và, việc nhân rộng cách làm như trường THCS Võ Xán nêu ở trên là một trong những suy nghĩ quan trọng và cần thiết của các cấp QLGD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)