Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội

Tây Sơn là huyện trung du, nằm phía tây nam tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 42 Km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên 692,96km2. Dân số 115.996 người (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019). Về địa giới hành chính, phía bắc giáp huyện Phù Cát; đông giáp thị xã An Nhơn; tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; Nam giáp huyện Vân Canh và một phần huyện Kong-Cho-Ro, tỉnh Gia Lai. Nằm trên quốc lộ 19 - con đường huyết mạch nối thành phố Quy Nhơn, quốc lộ 1A với nhiều tỉnh thành Tây Nguyên, có dòng sông Kôn hiền hòa chảy qua. Tây Sơn có một vị trí địa lí quan trọng, một địa thế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nổi bật nhất là các điều kiện thuận lợi để khai thác tiểm năng, phát triển du lịch. Bởi đây không chỉ là vùng đất có vị trí địa lí tốt mà còn là địa phương vốn rất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử. Đặc biệt, là vùng đất thiêng, là vùng địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo. Con người Tây Sơn nói riêng, Bình Định nói chung đã bao đời tự hào về nơi mình được sinh ra: vùng đất võ trời văn. Nơi đây còn ghi đấu bao chiến công của nhiều vị anh hùng trong các cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, tiêu biểu như Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ… và nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng khác. Chiếu cầu học của vua Quang Trung, với tư tưởng sáng chói, tinh thần nhân văn cao cả “Kiến quốc dĩ học vi tiên, cầu trị nhân tài vi cấp” (dựng nước lấy việc học làm đầu, cầu trị lấy nhân tài làm gấp) càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự học, đã hun

39

đúc truyền thống hiếu học của nhân dân địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Về kinh tế - văn hoá - xã hội: kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của huyện ước đến năm 2020 chuyển dịch đúng hướng và tích cực: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 34,1%; thương mại - dịch vụ - du lịch: 46,0%; nông - lâm -thủy sản: 19,9% ( đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kì 2015-2020); đến năm 2020, ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 45,3 triệu đồng/năm (Nghị quyết 45 triệu/người/năm). Đến thời điểm 01/7/2019, toàn huyện có 7500 đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, thu hút 21.406 lao động. Có 8.727 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với 20.800 lao động. Số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 63%, lao động chiếm 46,2%. Trong đó, ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỉ trọng lớn nhất (57%). Nhìn chung, kinh tế - xã hội của huyện phát triển chưa thật bền vững, tỉ trọng công nghiệp còn ít, số lao động dư thừa còn nhiều, tiềm năng du lịch chưa được khai thác triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)