9. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo
đức cho học sinh trong các nhà trường
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm quản lý tốt công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THCS trên địa bàn về thực hiện nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức và kiểm tra đánh giá trong công tác GDĐĐ cho HS. Phát huy sự năng động, sáng tạo trong quản lý công tác GDĐĐ, theo yêu cầu đổi mới trong GD hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Đối với nội dung GDĐĐ, ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ thông tin, nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục HS gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Vì vậy trong công tác quản lí, hiệu trưởng cần phải đặc biệt quan tâm đến nội dung GD những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với việc tiếp nhận có chọn lọc những giá trị đạo đức mới được bổ sung trong sự phát triển của thế giới ngày nay. Những giá trị đạo đức mà theo UNESCO cần phải quan tâm như những giá trị chung gồm có lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn, hòa bình – hòa hợp, bình đẳng – công lý, nhân quyền, dân quyền; những giá trị riêng gồm có lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, tự giác, tự trọng. Đồng thời GD cho HS lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia đình, cộng đồng. GD truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương nơi mình sinh
83
sống như truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, yêu thương đùm bọc, chia sẻ khi khó khăn hoạn nạn… Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức các tổ chuyên môn và các bộ phận thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung GDĐĐ cho HS qua các tiết dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, buổi sinh hoạt. Chỉ đạo GV kiên trì bồi đắp cho các em lòng nhân ái, tính trung thực, tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, có tinh thần tập thể, biết kiềm chế bản thân và sống có kỉ luật; chú trọng công tác GD kĩ năng sống, giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho bản thân.
Để quản lý việc thực hiện nội dung GDĐĐ một cách tốt nhất, có chiều sâu và thể hiện tính toàn diện, hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn cần lưu ý tập trung vào các nội dung GDĐĐ hướng đến sự hình thành hành vi đạo đức và kĩ năng, năng lực cốt lõi cần thiết cho bản thân HS (như động cơ thái độ học tập đúng đắn, tự lực và chủ động trong học tập; kĩ năng sống, giá trị sống...). Quản lý công tác này, cần chú trọng đến tính thực hành. Những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn của HS phải được thể hiện bằng việc làm và cần hướng đến những năng lực, kĩ năng nhất định. Nội dung tích hợp GD kĩ năng sống cho HS qua các bài học ở các bộ môn cần được thực hiện đồng bộ, khai thác đúng mức. Hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng sống cho HS phải đầu tư đúng mức về chất lượng nội dung và hình thức.
Đối với phương pháp GDĐĐ, với thực trạng đã được khảo sát và đánh giá, các trường THCS trên địa bàn, bên cạnh việc phát huy các phương pháp đã vận dụng mang lại hiệu quả, cần mạnh dạn hơn nữa trong việc sử dụng phương pháp kỉ luật đối với HS vi phạm hiệu quả hơn, tích cực hơn. Việc tổ chức thường xuyên phong trào nêu gương người tốt, việc tốt cũng là phương pháp rất quan trọng và cũng cần chú trọng đầu tư cả về nội dung lẫn hình
84
thức. Mặt khác, cần coi trọng phương pháp duy trì nề nếp sinh hoạt, xây dựng nền nếp sinh hoạt của nhà trường làm nền tảng để hình thành thói quen, hành vi đạo đức và sự tự giác rèn luyện hành vi tốt trong mỗi HS, mỗi tập thể lớp và toàn trường. Coi trọng việc thực hiện tốt các nghi lễ, nghi thức đảm bảo tính nghiêm túc, nền nếp; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giao tiếp; thực hiện tốt quy định về trang phục của CB-GV-NV và HS… nhằm tạo không khí lành mạnh, môi trường giáo dục đậm chất văn hóa, kỉ cương, nền nếp, góp phần làm nên những giá trị bền vững của nhà trường. Với phương pháp GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, thì cần có sự mạnh dạn và sáng tạo nhiều hơn. Học tập kinh nghiệm cách mà đơn vị bạn đã làm và xây dựng kế hoạch dài hạn của nhà trường là một trong những cách để thực hiện tốt công tác GDĐĐ bằng phương pháp này. Tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị, định kỳ ít nhất 2 lần cho một năm học, cần tổ chức hội thảo về phương pháp GDĐĐ cho CBQL và GV, đặc biệt là GVCN và GVBM, nhất là GV dạy bộ môn GDCD. Phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ, giúp CB-GV-NV nhà trường cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về đạo đức và xã hội, những vấn đề mới nảy sinh trong công tác GDĐĐ cho HS. Đây là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác GDĐĐ. Định kỳ, nhà trường nên tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và QLGDĐĐ cho GVCN, GVBM, TPT Đội, NV. Chọn GV đạt thành tích cao trong GDĐĐ lớp chủ nhiệm để trình bày kinh nghiệm. Đa dạng và phong phú trong việc áp dụng phương pháp GDĐĐ là yêu cầu thường xuyên. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích tốt trong công tác GDĐĐ học sinh.
85
đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ vị thành niên. GD cho các em phương pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện để từng bước chuyển hóa từ tri thức đạo đức thành niềm tin và hành vi đạo đức. Các biện pháp, hình thức giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức phải lấy "Học sinh làm trung tâm" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sự vươn lên chiếm lĩnh tri thức đạo đức, ra sức rèn luyện đạo đức, tác phong, biến quá trình GD thành quá trình tự GD, hạn chế các hình thức GD áp đặt một chiều từ phía thầy, cô.
Cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, thật sự đa dạng và phong phú. GDĐĐ không chỉ thông qua bài học GDCD, các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần, các buổi sinh hoạt Đội, các tiết hoạt động NGLL. Cần tạo điều kiện để học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm, bộc lộ bản thân trong các hoạt động tập thể, cần phải tạo được dấu ấn và thực sự có sức hút đối với các em. Đặc biệt, với hình thức GDĐĐ như thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, các hoạt động nhân đạo, hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Hơn ai hết, hiệu trưởng nhà trường phải là người năng động, mạnh dạn, đột phá trong định hướng, xây dựng kế hoạch GD của nhà trường để kịp thời đáp ứng các yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả GD toàn diện, trong đó có công tác GDĐĐ cho HS.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện tốt biện pháp quan trọng này, hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn cần chú ý thêm một số vấn đề quan trọng trong quản lý để củng cố các “cánh tay nối dài” nhằm thực hiện tốt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS.
Trước hết, cần quản lý tốt công tác tư vấn HS, phát huy hiệu quả hoạt động của Ban tư vấn nhà trường. Để thực hiện tốt công tác tư vấn, nhà trường nên thành lập Ban tư vấn, thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, các thành
86
viên là một số GVCN, một số GVBM có năng lực, GV TPT Đội. Ban tư vấn phải có kế hoạch từng năm, từng học kỳ, tháng; nội dung tư vấn phải cụ thể sát hợp với lứa tuổi học sinh THCS và những vấn đề thiết thực với đơn vị. Hàng năm, cần có kế hoạch bồi dưỡng cho Ban tư vấn về kiến thức đạo đức, kỹ năng, phương pháp tư vấn…Ban tư vấn còn giúp hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề mà qua đó, thực hiện các nội dung, hình thức GDĐĐ đạt mục tiêu đề ra.
Mặt khác, chỉ đạo quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn của nhà trường. Nội dung GDĐĐ phải được cụ thể hóa trong từng tiết dạy và được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá tiết dạy. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng trong toàn tổ. Các tổ bộ môn phải dự giờ theo định kỳ, đánh giá kết quả đạt được, đề xuất các phương pháp GDĐĐ thích hợp với đặc trưng bộ môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn gắn với nhiệm vụ GDĐĐ cho HS. Giữ gìn trật tự kỷ luật, thực hiện nghiêm túc nội quy trong giờ học bộ môn là một trong những yêu cầu của công tác GDĐĐ. GVBM phải có trách nhiệm quản lí giờ học bộ môn và chịu trách nhiệm về các hiện tượng xảy ra trong giờ học bộ môn. Diễn biến của tiết học được phản ánh vào sổ đầu bài, các trường hợp đặc biệt phải thông tin cho TPT Đội, GVCN và lãnh đạo nhà trường.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần phải tổ chức, quản lý công tác GDĐĐ thông qua hoạt động Đội và công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức đội tự quản của HS do Đội TNTPHCM nhà trường phụ trách. Các hoạt động của Đội cũng cần có sự phối hợp của GVCN, GVBM. Hiệu trưởng yêu chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo GV trong tổ thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ của từng tổ và của nhà trường. Trong đó, đội ngũ GVCN là lực lượng có vai trò to
87
lớn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh. Hiệu trưởng có kế hoạch chọn lựa đội ngũ GVCN, định ra các tiêu chuẩn lựa chọn GV làm công tác chủ nhiệm gồm các tiêu chuẩn: có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục HS, nhiệt tình yêu thương HS, được HS tin cậy, kính trọng. Cần phải thành lập tổ chủ nhiệm theo khối. Nhiệm vụ GDĐĐ của GVCN có nhiều, có thể kể như: tổ chức đội ngũ cán bộ lớp, tập huấn công tác tự quản, hướng dẫn hoạt động tự quản cho tập thể lớp, theo dõi nề nếp học tập rèn luyện hàng tuần của tập thể lớp, tổ chức sinh hoạt lớp, tổ chức hội thảo về rèn luyện đạo đức, khuyến khích động viên sự cố gắng của HS, biểu dương những HS có thành tích, xử lí HS vi phạm, tổ chức cho HS tự đánh giá hạnh kiểm, phối hợp với nhà trường đánh giá hạnh kiểm HS, phối hợp với các lực lượng GD thống nhất các biện pháp GD học sinh, phối hợp với PHHS để thống nhất biện pháp giáo dục HS cá biệt. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN xây dựng tốt các mối quan hệ với các lực lượng GD khác trong quá trình GDĐĐ học sinh. GVCN hoạt động theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường về mục tiêu nội dung, kế hoạch công tác. Định kỳ báo cáo kịp thời với hiệu trưởng những thuận lợi, khó khăn kết quả GDĐĐ, phối hợp với các bộ phận trong nhà trường giáo dục HS các biệt. GVCN phối hợp với TPT Đội để xây dựng tập thể HS tự quản, theo dõi ý thức tham gia thi đua của lớp và cùng GDĐĐ học sinh.
Ngoài ra, hiệu trưởng cần tăng cường quản lý công tác phối hợp giữa GVCN với các GVBM và các lực lượng khác để GDĐĐ cho HS lớp chủ nhiệm. GVCN thường xuyên trao đổi với GVBM về tình hình học tập của lớp, những nhu cầu nguyện vọng của các em, những điểm đặc biệt của một số HS. GVCN kết hợp với GVBM đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS từng kỳ, trao đổi, bàn bạc thống nhất để đánh giá một cách khách quan, công bằng kết quả
88
rèn luyện của HS. GVCN trực tiếp tổ chức phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình và xã hội, dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện CMHS của lớp, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ của gia đình trong việc GDĐĐ học sinh. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng thành lập tổ giáo dục HS cá biệt có sự tham gia của lãnh đạo nhà trường, giáo viên TPT Đội, các GVCN trong khối lớp. GVCN phải liên hệ với PHHS và các tổ chức đoàn thể ở địa phương để thống nhất các hình thức giáo dục HS cá biệt. Tổ giáo dục HS cá biệt có kế hoạch và đề xuất cụ thể các phương án GD phù hợp với từng em. Việc tổ chức tổ chức hội nghị giáo dục, hội thảo chuyên đề về nội dung, phương pháp giáo dục, nói chuyện theo chủ đề, chủ điểm, kỷ niệm truyền thống dân tộc, ngành, địa phương, tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, giáo dục dân số môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội, tham quan di tích…cần có sự tham vấn, phối hợp thực hiện của các lực lượng ngoài nhà trường.