Nâng cao hiệu quả phối hợp với các lực lượng trong và ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 102 - 107)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các lực lượng trong và ngoà

trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo được sự thống nhất, đồng bộ về quan điểm GDĐĐ cho HS giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trên cơ sở đó, phát huy sức mạnh tổng

93

hợp của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tham gia công tác GDĐĐ cho HS.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng GD trong nhà trường đối với công tác GDĐĐ cho HS.

Hiệu trưởng tham mưu chi bộ lãnh đạo tốt công tác tư tưởng đối với đảng viên, CB-GV-NV nhà trường trong việc tích cực thực hiện các biện pháp GDĐĐ cho HS; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi đảng viên, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên đối với công tác này.

Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn bằng việc ký kết trách nhiệm giữa nhà trường với công đoàn trong việc vận động, tuyên truyền đoàn viên GV thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS. Thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ” gắn với “kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường, trọng tâm là phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”; động viên đoàn viên GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, đoàn kết nội bộ, gương mẫu, là tấm gương sáng cho HS noi theo. Phối hợp tổ chức và duy trì tốt phong trào thi đua “ đổi mới và sáng tạo” trong đơn vị.

Đối với chi đoàn, Đội TNTPHCM, hiệu trưởng nhà trường cần tăng cường chỉ đạo làm công tác phối hợp để tổ chức cho HS kí cam kết thực hiện tốt nội quy nhà trường; cam kết thực hiện luật giao thông, thực hiện môi trường xanh – sạch – đẹp và nếp sống văn minh học đường; biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân xuất sắc; nhân rộng gương “người tốt, việc tốt”, gương “vượt khó học giỏi”… Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên TPT Đội phối hợp với các tổ chuyên môn, với GVCN tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL với các hình thức phong phú đa dạng.

94

GVCN trong công tác GDĐĐ cho HS; chỉ đạo sát việc thao giảng, dự giờ của các thành viên trong tổ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao trách nhiệm của GV trong công tác GDĐĐ cho HS. Đặc biệt là việc thực hiện tích hợp GD qua nội dung các môn học được phân công giảng dạy.

Đối với GVCN, là người trực tiếp thay mặt nhà trường GDĐĐ cho HS, là cầu nối tin cậy nhất giữa nhà trường và CMHS. GVCN phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường trong việc thống nhất mực tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp GDĐĐ cho HS nhằm mang hiệu quả thiết thực. Công tác GDĐĐ cho HS có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết với nghề, có tấm lòng bao dung và tình yêu thương nhằm giúp học sinh khắc phục những khó khăn, thay đổi được những suy nghĩ chưa đúng, để có thể trở thành những học sinh phát triển toàn diện.

GVCN phải phối hợp với GVBM, TPT Đội và các lực lượng GD ở ngoài nhà trường giúp HS tổ chức các HĐNGLL, cuốn hút HS vào các hoạt động tập thể. Việc tổ chức các hoạt động phải kết hợp với vui chơi giải trí. Bằng mọi hình thức GD khác nhau, GVCN và tập thể lớp phải tạo dựng ở HS niềm tin, ước mơ hoài bão vươn lên làm chủ cuộc sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội. GVCN phải thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản giúp tập thể HS, điều chỉnh sai sót lệch lạc. Thông qua hoạt động tập thể GD cho HS biết gắn động cơ phấn đấu của cá nhân với mục tiêu tiến bộ của tập thể lớp, cá nhân HS phải thường xuyên nâng cao ý thức tự GD, có ý thức hướng nghiệp.Trong mỗi hoạt động của lớp, GVCN phải phát hiện được ‘‘thủ lĩnh’’ của từng nhóm HS. Những em này có thể tập làm người chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tích cực của tập thể lớp. Tạo được sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi HS tự giác chủ động sáng tạo trong các hoạt động tập thể. GVCN phối hợp với địa phương, tổ chức mạng

95

lưới cán bộ lớp, tổ, hình thành các nhóm sinh hoạt tập thể tại địa phương giúp nhau tự rèn luyện đạo đức ở gia đình và ngoài xã hội. GVCN thường xuyên liên hệ, hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp GD, quản lí hoạt động tự học, tự rèn luyện của HS ở nhà.

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong công tác GDĐĐ cho HS. Gia đình là một trong các lực lượng GD quan trọng. Việc nâng cao hiệu quả sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình trong công tác GDĐĐ cho HS là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý công tác GDĐĐ của người hiêu trưởng. Do đó, công tác GDĐĐ muốn đạt hiệu quả, đòi hỏi nhà trường luôn phải phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc thống nhất các quan điểm, nội dung, phương pháp, hình thức GD và thường xuyên cùng phối hợp thực hiện công tác này. Cần xây dựng Ban đại diện CMHS, Ban đại diện các lớp thực sự vững mạnh; xây dựng quy chế hoạt động thực sự khoa học, hiệu quả; thường xuyên duy trì sinh hoạt, thiết lập mối quan hệ và quy chế thông tin liên lạc để kịp thời theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; phối kết tổ chức các hoạt động GDĐĐ, các biện pháp giải quyết, trao đổi kinh nghiệm và phổ biến, tuyên truyền những kiến thức cần thiết về GD con em cho PHHS.

Tăng cường việc xã hội hóa GD và giải quyết tốt mối quan hệ nhà trường - địa phương trong công tác GDĐĐ. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong quá trình GD, khai thác tiềm năng to lớn của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong quá trình quản lý công tác GDĐĐ góp phần cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu GD. Tăng cường việc xã hội hóa GD trong công tác GDĐĐ cho HS là biện pháp rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS. Hiệu trưởng phải chú ý giải quyết hợp lý các mối quan hệ như quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính

96

quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương và các tổ chức khác ở trong và ngoài nhà trường. Trên cơ sở đó để tìm ra được các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát huy sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong quá trình phối hợp GDĐĐ cho HS. Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức họp bàn với UBND, công an xã, thị trấn về việc phối kết hợp cùng nhau thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS, cần thống nhất mục đích, nội dung, chương trình, cơ chế phối hợp hoạt động. Đặc biệt, nhà trường cần phải phối hợp với UBND, công an xã, thị trấn tổ chức các buổi ký cam kết một số nội dung cần thiết, nhằm xây dựng trường học an toàn mọi mặt. Tiến hành hình thức giao ban giữa công an và nhà trường, thông qua đó nắm bắt thông tin và hướng xử lý kịp thời những biểu hiện xấu, các vi phạm của HS xảy ra trên địa bàn quản lý. Hiệu trưởng phải cùng với đại diện chính quyền địa phương, đại diện Hội khuyến học địa phương có HS theo học, Ban đại diện CMHS bàn bạc, thống nhất nội dung, phương thức phối hợp công tác GDĐĐ cho HS. Có định hướng thống nhất để dần khắc phục một số tồn tại trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng và gia đình ở các khu dân cư để nhằm tạo điều kiện và phát huy kết quả GDĐĐ cho HS.

Khi tổ chức các HĐGD, cần phải huy động và vận dụng sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, các cá nhân đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Hiệu trưởng cần năng động, sáng tạo và có kế hoạch khai thác sức mạnh tổng hợp này thông qua các hình thức như mời tham gia báo cáo truyền thống địa phương, giao lưu, đóng góp kinh phí…để hỗ trợ tốt các hoạt động và động viên, khen thưởng học sinh có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

Dân chủ hóa và công khai trong quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng cần xóa bỏ tính khép kín của nhà trường, tạo điều kiện cho mỗi người

97

dân trong cộng đồng có cơ hội nắm bắt thông tin về đạo đức của HS, về những vi phạm của HS để cùng chung tay chăm lo, GD các em. Các chủ trương, kế hoạch, các quyết định quan trọng của nhà trường đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận kĩ trong chi bộ, liên tịch của nhà trường trước khi triển khai lấy ý kiến trong Hội đồng sư phạm; từ đó, sẽ tạo ra sự thống nhất, đồng thuận trong tập thể nhà trường sẽ thuận lợi hơn cho việc tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng cần đề cao tinh thần trách nhiệm và tôn trọng ý kiến đóng góp của tập thể GV, HS về nội dung, hình thức, biện pháp GDĐĐ cho HS. Mặt khác, cần đẩy mạnh quản lý, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác truyền trông, nhất là qua Bảng tin, qua trang web của nhà trường. Thông tin về tất cả các hoạt động GD của nhà trường cần thiết phải được truyền tải nhanh nhất đến không chỉ các thành viên trong nhà trường mà còn đến với tất cả các lực lượng GD của địa phương. Tạo điều kiện cho cộng đồng nắm bắt nội dung, chương trình, kế hoạch GD của nhà trường tham gia vào việc xây dựng xây dựng kế hoạch để phát triển nhà trường nói chung. Quảng bá hình ảnh, chất lượng, thương hiệu, những điểm mạnh của nhà trường với cộng đồng xã hội là cần thiết. Đó chính là một trong những cách làm cho nhà trường phát triển mạnh hơn về mọi mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)