9. Cấu trúc luận văn
2.4.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục
cho học sinh
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDĐĐ
STT Nội dung Mức độ (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý
1 Chưa có đánh giá chuẩn về đạo đức học
sinh 60,0 10,0 30,0
2 Đánh giá học sinh còn cảm tính 70,0 3,3 26,7 3 Chưa có kế hoạch rõ ràng về GDĐĐ 76,7 13,3 10,0 4 Thầy, cô giáo chưa thật sự mẫu mực 70,0 10,0 20,0 5 Không khen thưởng, trách phạt kịp thời 80,0 6,7 13,3 6 Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn 43,3 10,0 46,7 7 Thời gian sinh hoạt chào cờ đầu tuần
66 STT Nội dung Mức độ (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý
8 Thời gian sinh hoạt chủ nhiệm ít 36,7 13,3 50,0 9
Hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể chưa phong phú, không thường xuyên, nghèo nàn về nội dung..., tác dụng chưa rõ rệt.
86,7 10,0 3,3
Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDĐĐ, các số liệu trên vừa cho thấy một cách rõ ràng mức độ ảnh hưởng của việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện các nội dung, vận dụng các phương pháp và sử dụng các hình thức GDĐĐ của các nhà trường THCS trên địa bàn hiện nay, vừa thể hiện sự ảnh hưởng của công tác đánh giá được thực hiện bởi GVCN và nhà trường tới hiệu quả GDĐĐ, cụ thể là kết quả phấn đấu, rèn luyện đạo đức của HS.Vấn đề là phương pháp, kĩ năng, kinh nghiệm đánh giá HS như thế nào để phát huy tác dụng của công tác đánh giá, lớn hơn là phát huy hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS. Qua trao đổi ý kiến với CBQL hầu hết các trường THCS trong toàn huyện về việc đánh giá kết quả GDĐĐ của HS, chúng tôi nhận được một số thông tin quan trọng, như việc đánh giá còn cảm tính, các nhà trường chưa thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác đánh giá HS. Nhất là việc đánh giá, xếp loại rèn luyện hạnh kiểm cho HS của một số GVCN, ở mộ số nhà trường còn thiên về coi trọng thành tích. Rất ít trường hợp HS được đánh giá kết quả hạnh kiểm dưới mức trung bình. Vì nếu đánh giá đúng thực chất thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu thi đua của lớp, của nhà trường, của GVCN, ảnh hưởng đến các danh hiệu thi đua của nhà trường và nhiều cá nhân liên quan khi các cấp quản lý xem xét, bình xét, đánh giá. Đây cũng là một trong những thực trạng mang tính phổ biến. Cho nên, trên thực tế, dù tỉ lệ HS được đánh giá hạnh kiểm tốt rất cao, song hiện tượng HS vi
67
phạm đạo đức vẫn còn nhiều. Nhìn chung, về cơ bản, công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS của các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được đảm bảo ở mức tương đối. Nhưng, xét trên phương diện tác động tích cực của công tác quản lý thì vẫn còn một số hạn chế. Việc đánh giá HS như thế nào cho đúng mức, thật sự thõa đáng để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS cũng là vấn đề cần tiếp tục đầu tư suy nghĩ và cần phải có sự thay đổi trong nhận thức của các cấp quản lý và CB- GV- NV các trường.
Mặt khác, công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng các trường THCS cũng chưa bao quát hết các hoạt động GD của nhà trường, đặc biệt là công tác GDĐĐ cho HS. Còn rất ít hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác GD cho HS của các GV, nhất là GVCN lớp. Mà chỉ làm việc với GVCN khi có hiện tượng HS của lớp chủ nhiệm vi phạm về đạo đức. Cho nên, một “khoảng trống” trong công tác GDĐĐ cho HS của nhà trường vẫn tồn tại. Đó là tình trạng thiếu kiểm tra, đánh gia, tư vấn của nhà trường. Vậy nên, GV đánh giá HS vừa chủ quan, vừa thiếu các phương pháp và kinh nghiệm là điều không thể tránh khỏi. Như đã phân tích ở phần thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ cho HS, thì đây là một tồn tại thêm nữa. Tóm lại, quản lý kiểm tra, đánh giá trong công tác GDĐĐ tại các trường THCS trên địa bàn bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, bất cập: tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá chưa được phát huy một cách tốt nhất, đánh giá chưa sát, còn nặng thành tích, cảm tính, thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát để chỉ đạo kịp thời; đặc biệt, còn thiếu các biện pháp tích cực, hữu hiệu hơn để thực hiện tốt công tác này.
68
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định