Biểu hiện đạo đức của học sinh các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 63)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Biểu hiện đạo đức của học sinh các trường trung học cơ sở

được kết quả tốt.

2.3.2. Biểu hiện đạo đức của học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Tây Sơn, tỉnh Bình Định

2.3.2.1. Nhận thức của học sinh về rèn luyện đạo đức cho bản thân

Nhận thức của HS đối với truyền thống đạo lí tốt đẹp, qua khảo sát cho thấy, các em hiểu biết về truyền thống yêu nước chiếm tỉ lệ 62,1%, hiểu biết về truyền thống yêu lao động và cần cù, sáng tạo của người Việt Nam với tỉ lệ 62,5%, nhận thức tốt về tình cảm biết ơn đối với các vị anh hùng, các bậc tiền nhân có công lớn đối với quê hương đất nước với tỉ lệ 56,5%, biết ơn và kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 56,5%, yêu thương anh chị em trong gia đình 75%, có ý thức tốt về đạo lí, nhân nghĩa, tương thân tương ái 57,4%. Điều này cho thấy, việc GD tình cảm, đạo đức truyền thống qua các môn học và HĐGD của nhà trường đạt được kết quả khá tốt.

Nhận thức về mục tiêu học tập, rèn luyện của bản thân, tuy hầu hết HS nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cho bản thân (với tỉ lệ 92,2% nhìn nhận được sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng phải rèn luyện đạo

50

đức) nhưng một số HS có xu hướng nhằm đến lợi ích cho bản thân nhiều hơn; số còn lại hướng vào phục vụ sự phát triển đất nước, xã hội hoặc không chọn các mục đích nêu trong bảng hỏi. Rõ ràng, suy nghĩ và tâm niệm học tập, rèn luyện để phụng sự đất nước và dân tộc như quan niệm truyền thống đã phần nào mờ nhạt. Hoặc phần nào HS không rõ ràng về mục tiêu phấn đấu, rèn luyện. Hoặc mục tiêu rèn luyện hướng vào phục vụ bản thân. Đây cũng là nét thay đổi lớn trong HS. Sự thay đổi này xuất phát từ tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, mà trực tiếp là cơ chế thị trường, điều kiện xã hội với cuộc sống hiện đại, khi mà mọi người rất coi trọng lợi ích cá nhân. Sự mai một, lu mờ những suy nghĩ và nhận thức về bổn phận phụng sự cho dân tộc, cho xã hội thể hiện rất rõ trong thế hệ trẻ. Giải quyết vấn đề này để nhằm níu giữ những tình cảm và nhận thức, quan niệm đạo đức truyền thống đối với lớp trẻ nói chung, HS trong nhà trường các cấp nói riêng là sứ mệnh quan trọng của các nhà trường và cả xã hội ta ngày nay. Bởi sự cần thiết “những giá trị đạo đức mới để làm nên cuộc đổi dời lịch sử, đưa đất nước tiến lên trình độ văn minh hiện đại của loài người”.[22;110]

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của HS về việc rèn luyện ĐĐ

STT Ý kiến về tầm quan trọng của giá trị đạo đức, việc rèn luyện đạo đức

Đánh giá mức độ Số lượng Tỉ lệ %

1 Truyền thống yêu nước 310/500 62,0 2 Lao động cần cù và sáng tạo 312/500 62,4 3 Đề cao công ơn các anh hùng, tiền nhân 282/500 56,4 4 Biết ơn tổ tiên, kính trọng, hiều thảo với ông bà,

cha mẹ 355/500 71,0

5 Yêu thương anh chị em trong gia đình 375/500 75,0 6 Đạo lí, nhân nghĩa, tương thân tương ái 287/500 57,4 7 Tầm quan trọng của việc rèn luyện ĐĐ 461/500 92,2

51

STT Ý kiến về tầm quan trọng của giá trị đạo đức, việc rèn luyện đạo đức

Đánh giá mức độ Số lượng Tỉ lệ %

8 Rèn luyện ĐĐ quan trọng hơn học tập kiến thức 211/500 42,2 9 Rèn luyện ĐĐ quan trọng như học tập kiến thức 261/500 52,2 10 Rèn luyện ĐĐ ít quan trọng hơn học tập kiến thức 33/500 6,6 11 Học tập và rèn luyện ĐĐ để phục vụ sự phát triển

đất nước, xã hội. 124/500 24,8 12 Học tập và rèn luyện ĐĐ để phục vụ cho bản thân 43/500 8,6

2.3.2.2. Biểu hiện đạo đức của học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Bảng 2.7. Biểu hiện mức độ vi phạm đạo đức của học sinh các trường THCS

STT Các biểu hiện vi phạm Đánh giá mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không vi phạm 1 Nghỉ không phép, đi học trễ 0 3,3% 86,7% 10% 2 Không thực hiện đồng phục 0 0 56,7% 43,3%

3 Thiếu tập trung, mất trật tự trên lớp 0 3,3% 86,7% 10%

4 Nói tục, chửi thề 0 0 70% 30%

5 Không học bài cũ, không làm bài

tập 0 26,7% 70% 3,3%

6 Gây gỗ đánh nhau 0 3,3% 40% 56,7%

7 Vô lễ với giáo viên, người lớn 0 0 20% 80%

8 Uống rượu, hút thuốc 0 0 23,3% 76,7%

9 Vi phạm ATGT 0 3,3% 70% 26,7%

10 Trộm cắp; hủy hoại môi trường, tài

sản 0 0 10% 90%

11 Trốn học chơi game 0 0 70% 30%

12 Bao che thói xấu bạn 0 0 60% 40%

13 Thờ ơ, vô cảm 0 0 43,3% 56,7%

14 Vứt rác, vệ sinh kém 0 50% 50% 0

15 Bình luận, chia sẻ hình ảnh, nội

dung không đúng 0 56,7% 43,3% 0

52

trên, cho thấy một một bức tranh chung về biểu hiện đạo đức của HS các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Các dấu hiệu vi phạm đạo đức nêu trong bảng hỏi, hầu hết HS ít vi phạm thường xuyên, hoặc không vi phạm. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp GD hiện thời đã và đang có tác dụng. Song, có hai vấn đề cần quan tâm. Một là tác dụng của các biện pháp hiện tại chưa khẳng định được hiệu quả bền vững. Hai là trong biểu hiện vi phạm về đạo đức của HS có xu thế nảy sinh các biểu hiện mới, chẳng hạn như ý thức giữ vệ sinh chung còn kém (50% vi phạm thường xuyên); việc sử dụng điện thoại di động bình luận, chia sẻ hình ảnh, nội dung không đúng (56,7% vi phạm thường xuyên). Đây chính là biểu hiện của lối sống thực dụng, thiên về sự đòi hỏi cho riêng mình, ích kỉ, coi trọng cái tôi, muốn thể hiện cá nhân, quên đi mọi người, thờ ơ vô cảm trước các hiện tượng trong đời sống xung quanh. Vô cảm được xem là “bệnh” của xã hội thời hiện đại. Trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là HS. Biểu hiện của sự vô cảm của HS có nhiều mức độ khác nhau, từ khi các em ở trong gia đình, đến trường học, rồi bước vào cuộc sống xã hội. Với những biểu hiện này, chủ thể quản lý cần có những biện pháp mới bổ sung kịp thời để giải quyết, nhằm điều chỉnh sự lệch chuẩn, không chỉ theo lối mòn kinh nghiệm.

Bảng 2.8. Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong 3 năm

Năm học Tổng số HS

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh (%)

Tốt Khá Trung bình Yếu 2016- 2017 7119 5099 (71,6%) 1671(23,5%) 335/(4,7 %) 14/(0,2 %) 2017- 2018 7073 5178 (73,2%) 1624(23,0%) 243(3,4 %) 28(0,4 %) 2018- 2019 7197 5452(75,78 %) 1526(21,2%) 208(2,89%) 09(0,13 %)

Số liệu thống kê về kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS cấp THCS toàn huyện trong 03 năm học qua đã làm rõ thêm những vấn đề đã phân tích ở trên.

53

2.3.3. Tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)