Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác giáo dục

Để đánh giá thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS tại các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, tôi tiến hành khảo sát và phỏng vấn 30 CBQL của 15 trường, 105 GV, trong đó có cả các đối tượng là GVBM,GVCN, TPT Đội, TTCM tại 05 trường THCS trên địa bàn. Đặc biệt, căn cứ vào kết quả kiểm tra chuyên đề công tác quản lý của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS qua các năm học. Kết quả cho thấy hầu hết các trường đã chú trọng việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh. Có 100% CBQL và GV đáng giá nhà trường có xây

56

dựng kế hoạch GDĐĐ cho cả năm học, cho từng học kì, cho từng tháng; 66.6% đánh giá nhà trường có kế hoạch cho từng tuần và 53.7% đánh giá nhà trường có kế hoạch cho từng thời điểm theo các chủ đề. Trong đó, số liệu gây chú ý nhiều nhất về việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các nhà trường là 52% GV nhận xét rằng có triển khai rõ ràng, kịp thời; 60% GV thừa nhận có sự đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên; 44% GV xác nhận định kì nhà trường có tổ chức đánh giá; 28% GV xác nhận nhà trường có rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Điều đáng lưu tâm là nội dung các kế hoạch còn chung chung, biện pháp chỉ đạo - quản lý chưa cụ thể, cá biệt có hiện tượng sao chép từ năm trước sang năm sau, mang tính đối phó, biện pháp không mới và chưa thật sát với tình hình và đối tượng HS. Đây là một trong những tồn tại phổ biến nhất trong việc xây dựng các văn bản kế hoạch của CBQL các trường học. Mặt khác, kế hoạch công tác GDĐĐ cho học sinh của phần lớn hiệu trưởng các trường THCS chỉ thể hiện trên Kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường. Việc cụ thể hóa bằng các nội dung, biện pháp qua từng học kì và từng tháng, từng tuần và từng thời điểm theo các chủ điểm của năm học chưa được thể hiện rõ. Hầu như các văn bản kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL, các chuyên đề của nhà trường, hoặc của tổ chuyên môn chưa chú trọng đến việc xác định mục đích - yêu cầu về GDĐĐ. Việc tổ chức trao đổi, bàn bạc, thống nhất và phổ biến kế hoạch GDĐĐ ở một số trường cũng chưa được thực hiện tốt. Cho nên, kế hoạch GDĐĐ, mà trọng tâm là các biện pháp thực hiện công tác GDĐĐ cho HS của một số nhà trường phần nhiều chỉ thể hiện trên văn bản kế hoạch. Đối với kế hoạch của các TTCM, GVCN, GVBM, thì hiệu trưởng nhà trường cũng chưa thật sự chú trọng việc phân tích, đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc trước khi phê duyệt. Do vậy, ngay từ việc xây dựng kế hoạch, quản lý việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ, các nhà trường cũng chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có chiều sâu thực sự.

57

Đặc biệt là, việc sao chép thuần túy các biện pháp GDĐĐ trong văn bản kế hoạch nhiều năm, việc áp dụng các biện pháp GDĐĐ của mỗi cá nhân chỉ là lối mòn kinh nghiệm, chưa quan tâm nắm bắt kịp thời những vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề cần thiết trong công tác GDĐĐ như giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho HS.

Tóm lại, thực trạng trên cho thấy việcquản lý, chỉ đạo để thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các nhà trường THCS trên địa bàn chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính khoa học và chưa sát với thực tiễn, còn mang tính hình thức. Trong lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ, các nhà trường chưa chú ý phát huy những điểm mạnh vốn có của đơn vị mình, hoặc chưa lường hết những khó khăn, cần phải chuẩn bị phương án tháo gỡ. Việc tổ chức trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng kế hoạch chưa được chú ý. Khâu kiểm tra, xét duyệt và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết không được chú trọng.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)