Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 28 - 30)

1.3.3.1. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp

Cố thủ tướng phạm Văn Đồng từng nói “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, bởi lẽ người GV không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho HS mà còn là người dạy cho HS cách sống, cách đối nhân xử thế, hướng các em tới những chuẩn mực đạo đức cao đẹp. Công cụ lao động của người GV không chỉ là phấn trắng, bảng đen, giáo án mà còn có công cụ rất đặc biệt đó là nhân cách người thầy. Vì thế, yêu cầu về phẩm chất là yêu cầu quan trọng nhất đối với nghề dạy học nói chung và đối với GVCNL lại càng quan trọng.

Những yêu cầu về nhân cách, đạo đức người giáo viên, kể cả những điều cấm giáo viên không được làm đã được đề cập ở nhiều văn bản pháp quy từ Luật.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu thương HS, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Đây là những phẩm chất cơ bản, ngoài ra GVCNL phải là người mẫu mực, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục.

1.3.3.2. Yêu cầu về tri thức

Trước hết, GVCNL cần nắm vững chủ trương, đường lối của đảng, của nhà nước, nhất là về công tác giáo dục; những yêu cầu cụ thể của ngành trong từng giai đoạn, bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu về nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới để so sánh, phân tích, học tập, vận dụng.

Vì cũng là GV bộ môn tham gia giảng dạy trong lớp nên GVCNL cần có tri thức chuyên sâu về môn học được đào tạo để có thể thu hút HS vào môn học của mình. Tiếp đến là tri thức phổ thông, liên môn, tri thức về các mặt đời sống xã hội giúp cho GV có thể tư vấn cho HS các vấn đề liên quan.

Ngoài ra GVCNL cần có tri thức về tâm lý HS, hiểu biết về công tác quản lý HS, những nguyên tắc, phương pháp giáo dục, cách thức phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục HS.

19

Yêu cầu về kỹ năng: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, GVCNL cần có rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên một số kỹ năng quan trọng cần phải có là

Kỹ năng thuyết phục: GVCNL rất cần kỹ năng thuyết phục để HS nhận thức đúng các vấn đề, khi đã tự giác nhận thức được vấn đề một cách đúng đắn thì các em tự giác hành động, các em sẽ thấy mình được tôn trọng, sẽ cố gắng để khẳng định mình, để tạo uy tín với các bạn, với GVCN.

Kỹ năng kiểm tra giám sát: Để quản lý tốt lớp chủ nhiệm, GVCNL cần có kỹ năng kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động học tập, rèn luyện của HS thông qua nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp thông qua ban cán sự lớp, Đội thiếu niên tiền phong, các HS trong lớp, GVBM, cha mẹ HS; nhiều phương pháp như: thường xuyên, định kỳ, theo nội quy. Qua kiểm tra, giám sát, GVCNL sẽ có cơ sở để chấn chỉnh kịp thời hoặc đề ra những biện pháp phù hợp, hiệu quả hơn.

Kỹ năng thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động: Để thiết kế được các hoạt động, GVCNL phải thu thập thông tin, phân tích, xử lý để xác định chính xác mục tiêu cần đạt, thiết kế các hoạt động làm cho các hoạt động được tiến hành một cách chủ động, đảm bảo yêu cầu nội dung, đạt được hiệu quả như mong đợi. Sau khi đã thiết kế xong thì triển khai tổ chức hoạt động một cách hợp lý, đảm bảo các HS cùng được tham gia vào các hoạt động.

1.3.3.3. Yêu cầu định hướng phát triển năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp - Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh

Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Biết tổ chức có hiệu quả kế hoạch giờ sinh hoạt lớp và hoạt động NGLL, các hoạt động giáo dục đa dạng khác dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi học sinh. Biết đánh giá, rút kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia của học sinh.

Có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm. Nhận dạng được tình huống, biết thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề. Xác định được phương án có thể giải quyết tình huống.

Kĩ năng tiếp cận cá nhân và giáo dục học sinh có hành vi tiêu cực hoặc học sinh cá biệt. Biết làm học sinh thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành

20

vi sai lệch. Khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để tự giáo dục và hoàn thiện bản thân. Biết làm cho học sinh trong lớp ứng xử thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.

Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn học sinh tự giáo dục, để GV điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp và phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.

Năng lực giao tiếp

Giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ. Giao tiếp với học sinh. Thể hiện sự cởi mở, quan tâm, thân thiện và tôn trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)