Thực trạng thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 65 - 68)

Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung công việc chủ nhiệm lớp

∑=130

TT Nội dung, công việc

Các mức độ ĐTB Xếp thứ bậc Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL %

1 Tìm hiểu đánh giá tình hình lớp, tìm hiều lý

lịch hoàn cảnh từng HS 127 97,7 3 2,3 0 0 2,98 1

2 Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp 123 94,6 5 3,8 2 1,6 2,93 4

3 Làm công tác tổ chức lớp 127 97,7 2 1,5 1 0,8 2,97 2

4 Làm công tác tư tưởng, chính trị, động viên

học sinh 108 90 10 8,3 2 1,7 2,89 5

5 Chỉ đạo các hoạt động tháng, tuần, năm 120 92,3 6 4,6 4 3,1 2,87 6

6 Chỉ đạo các hoạt động của lớp trong từng

thời kỳ 116 89,2 10 7,7 4 3,1 2,86 7

7

Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục

112 93,8 8 6,2 0 0 2,94 3

8 Tìm hiểu tâm lý, tâm tư nguyện vọng của học sinh 109 83,8 18 13,8 3 2,4 2,82 9

9 Tổ chức giáo dục đạo đức, giáo dục truyền

thống nhà trường cho học sinh 111 85,4 17 13,1 2 1,5 2,84 8

10 Tổ chức kiểm tra 104 80 17 13.1 9 6,9 2,73 11

56

Tất cả 11 nội dung công việc của GVCN lớp đều được đa số giáo viên cho rằng đó là những việc cần thiết (nội dung được nhiều ý kiến đánh giá là cần thiết chiếm tới 97,7%, nội dung được ít ý kiến cho là cần thiết cũng chiếm tới tỷ lệ 80%). Điều đó chứng tỏ, đại đa số giáo viên đều đánh giá các công việc trên là rất cần thiết đối với công tác chủ nhiệm lớp.

Xét theo điểm trung bình ta có thể phân tích mức độ cần thiết của các công việc như sau:

Thực trạng tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm: Tìm hiểu, đánh giá

tình hình lớp, tìm hiểu lý lịch hoàn cảnh từng học sinh; điểm TB x = 2,98 xếp thứ bậc 1, điều này thể hiện tất cả giáo viên chủ nhiệm đều làm và làm tốt, thấy được tầm quan trọng của công tác này, có tìm hiểu đúng tình hình của lớp thì mới xây dựng được kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sát tình hình thực tế.

Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp: điểm TB x=2,93; đứng xếp hạng thứ bậc 4, là công việc bắt buộc của giáo viên chủ nhiệm lớp, qua tìm hiểu thực tế, có kế hoạch phấn đấu để đạt được mục tiêu của trường đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.

Làm công tác tổ chức lớp: điểm TB x = 2,97; xếp thứ bậc 2, thể hiện giáo viên chủ nhiệm làm tốt công việc này như: xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng chi đội học sinh, việc phân chia tổ, ổn định chỗ ngồi, trang trí lớp, bố trí công việc lớp, tạo sự nhịp nhàng trong các hoạt động của lớp, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tạo không khí thi đua sôi nổi trong lớp học.

Làm công tác tư tưởng, chính trị, động viên học sinh: ĐTB x=2,89; xếp thứ bậc 5. Làm tốt công tác này để động viên học sinh hăng hái thi đua học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong, giải quyết tốt các mâu thuẫn nội tại để mọi người hiểu nhau, đoàn kết thi đua xây dựng lớp, trường thành tập thể tiên tiến.

Chỉ đạo các hoạt động tháng, tuần năm: ĐTB x=2,87; xếp thứ bậc 6. Để phù hợp với các hoạt động chung của trường, giáo viên chủ nhiệm lớp xác định các

57

hoạt động của lớp trong từng tuần, tháng, năm phải làm gì để có những quyết sách đúng đắn trong từng công việc.

Chỉ đạo các hoạt động của lớp trong từng thời kỳ : ĐTB x=2,86; xếp thứ bậc 7. Điều này thể hiện giáo viên phải xác định được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của lớp trong từng thời kỳ, xác định những việc phải làm ngay của lớp để làm sao phối hợp nhịp nhàng các công việc của trường, của lớp.

Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường và cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp: Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo

dục trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục, điểm TB x=2,94 xếp thứ bậc 3. Có làm tốt công tác này chính là làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận động mọi người trong và ngoài xã hội ủng hộ các phong trào thi đua của lớp.

Tìm hiểu tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của học sinh: ĐTB x=2,82; xếp thứ bậc 9. Đây là công việc bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào cũng phải thực hiện, có hiểu được tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của học sinh thì mới đề xuất biện pháp giáo dục quản lý học sinh phù hợp. Đặc biệt có làm tốt điều này thì công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt mới có hiệu quả, đề ra những yêu cầu cụ thể của từng học sinh phải phấn đấu. Muốn làm tốt phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các lực lượng giáo dục trong nhà trường như đoàn trường, công đoàn đoànTN, đội thiếu niên tiền phong nhà trường để giúp học sinh thực hiện nội quy, thực hiện nền nếp học tập của toàn trường.

Tổ chức giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống nhà trường: ĐTB x=2,84; xếp thứ bậc 8. Giáo viên chủ nhiệm phải xác định phải làm công việc gì để giáo dục đạo đức, thông qua các giờ sinh hoạt lớp, thông qua các hoạt động tập thể để học sinh thấy yêu trường, yêu lớp, gắn bó với nhau, thông qua các câu chuyện, qua giao tiếp, qua bài giảng để tuyên truyền về truyền thống nhà trường.

Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục học sinh: Tổ chức kiểm tra,

58

công việc giáo viên chủ nhiệm đã làm, thấy ưu, tồn tại của các biện pháp đã đưa ra, thấy kế hoạch vạch ra có tính khả thi không? kiểm tra để thấy thực hiện các mục tiêu đặt ra đạt mức độ nào để có điều chỉnh các hoạt động.

Điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra: ĐTB x =2,76; xếp thứ bậc 10. Đây là công việc bắt buộc phải làm của giáo viên chủ nhiệm lớp, sau kiểm tra phát hiện mặt làm tốt thì phát huy, mặt làm chưa tốt phải rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân để khắc phục và điều chỉnh các biện pháp quản lý học sinh, các biện pháp quản lý lớp.

Như vậy, cả về tỷ lệ phần trăm, cũng như điểm trung bình trong khi đánh giá mức độ cần thiết của công việc chủ nhiệm lớp, đều cho thấy, người giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều việc phải làm và những công việc đó đều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)