Cải tiến hoạt động phối hợp, huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 97 - 99)

chủ nhiệm lớp

3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Việc tạo nên một môi trường đồng nhất trong giáo dục học sinh là rất quan trọng, sự phối hợp này phải được xuất phát từ một mục tiêu chung nhằm giúp cho nhà trường huy động các nguồn lực hoạt động một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm giúp GVCN lớp thực hiện công tác CNL có hiệu quả.

- GVCN có vai trò rất quan trọng trong quá trình GD HS. Khi phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục như đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội cha mẹ học sinh, gia đình, các giáo viên bộ môn… Giúp GVCNL xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, phát triển toàn diện.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp.

Hiệu trưởng cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nền nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. Cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội xây dựng lớp thành một tập thể lớp vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của lớp hoạt động, phát huy ý thức tự chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục.

Phối hợp giữa GVCN với GVBM trong quá trình giáo dục HS. GVBM là lực lượng rất quan trọng để hỗ trợ GVCN trong công tác quản lý lớp. Đây là lực lượng

88

trực tiếp truyền thụ kiến thức cho HS, đồng thời uốn nắn kịp thời thái độ, thói quen, hành vi sai lệch của HS. GVBM cung cấp những nguồn thông tin nhanh, chính xác giúp GVCN nắm bắt được tình hình của lớp, của từng HS để đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp, khoa học và đánh giá xếp loại HS một cách công bằng, khách quan.

Phối hợp giữa GVCN lớp với Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học để giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS nghèo hiếu học, vượt khó và tạo động lực cho HS khá, giỏi vươn cao trong học tập, đồng thời rèn luyện cho HS lòng nhân ái, vị tha, thương người, yêu quê hương, yêu đất nước.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CMHS về mục tiêu giáo dục và kế hoạch học tập của học sinh trong năm học, từng học kì; Thống nhất kế hoạch quản lý, hỗ trợ học tập và rèn luyện, giáo dục học sinh ở trường cũng như ở gia đình; Thông tin kết quả học tập và tu dưỡng của HS và xử lý thông tin phản hồi từ CMHS.

Với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương: Kết hợp tuyên truyền, giáo dục, đỡ đầu, bảo trợ…; Giáo dục truyền thống cho học sinh; Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, các hoạt động công ích…

Lồng ghép nội dung này trong quy chế khen thưởng chung của nhà trường, tạo sự khuyến khích các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

BGH xây dựng nội quy, quy chế phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong đó quy định rõ trách nhiệm của GVCN phải phối hợp với những ai, như thế nào, nội dung công việc là gì… để thực hiện công tác giáo dục học sinh lớp mình đạt hiệu quả tốt nhất.

Phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng lực lượng trong công tác chủ nhiệm lớp

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng mối quan hệ mật thiết, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Được Đảng và chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần.

89

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)