Đổi mới kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 99 - 102)

3.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Công tác kiểm tra đánh giá nhằm giúp người quản lý nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình công tác dạy học của các lớp, việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCN lớp, từ đó có biện pháp tư vấn thúc đẩy, kịp thời đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN nhận ra các ưu khuyết điểm của bản thân, điều chỉnh những hạn chế, tồn tại, bất cập trong công tác GVCN lớp, cùng hoàn thiện và hướng đến các hoạt động giáo dục có hiệu quả hơn, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm thực hiện đúng chức năng và vai trò công tác của mình.

- Đổi mới việc kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THCS là một yêu cầu có tính tất yếu và là một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Các nội dung kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm gồm:

+ Kết quả duy trì sĩ số học sinh trong lớp từ đầu đến cuối năm học

+ Kết quả thực hiện nội quy, nền nếp nhà trường của lớp (GV TPT kiểm tra, đánh giá, cho điểm hàng ngày), bao gồm: đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh ,xếp hàng ra, vào lớp; trang phục, khăn đỏ, giày dép, tóc; hát đầu đầu giờ, giữa giờ; thể dục giữa giờ, bảo vệ của công…

+ Kiểm tra việc ghi lý lịch của học sinh vào sổ điểm, ghi sổ đầu bài, ghi kiểm điểm, nhận xét đánh giá của Hiệu trưởng được ghi vào trang sau của sổ điểm.

+ Kết quả tham gia các hội thi, phong trào thi đua, hoạt động ngoại khóa, NGLL do nhà trường phát động (Mỗi đợt thi đua, hội thi nhà trường đều thành lập Ban giám khảo chấm điểm)

+ Kết quả lao động (do cán bộ văn phòng theo dõi)

+ Kết quả học tập hàng ngày (do GVBM chấm điểm sau mỗi tiết học trên sổ đầu bài)

+ Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục cuối học kỳ, cuối năm(so với đầu năm) + Hồ sơ công tác chủ nhiệm của GVCN

90

+ Kiểm tra đột xuất: dự các giờ sinh hoạt lớp để đánh giá việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện.

Nội dung công tác chủ nhiệm trong các trường THCS khá đa dạng, phong phú. Tuỳ theo từng tình hình cụ thế của mỗi trường, của mỗi giai đoạn Hiệu trưởng xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, từng học kỳ và từng đợt

Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch kiểm tra phải nêu được mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra định kỳ cần công bố công khai để mọi người thực hiện việc theo dõi kết quả.

Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó hiệu trưởng hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCNL. Các hình thức kiểm tra có thể là:

+ Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp

+ Kiểm tra qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ sinh hoạt chuyên môn,…

+ Kiểm tra gián tiếp qua xếp loại thi đua, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân.

Thống nhất xây dựng tiêu chuẩn đánh giá công tác GVCNL. Cho giáo viên đăng ký GVCNL giỏi để làm căn cứ đánh giá cuối năm.

Căn cứ vào từng đợt kiểm tra định kỳ (hàng tháng, học kỳ 1, cuối năm) và qua các phong trào thi đua cùng với chất lượng về mặt học tập, chất lượng giảng dạy, giáo dục và điểm tổng kết thi đua của lớp để xếp loại thi đua cho GVCN.

Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra đánh giá công tác CNL. Người cán bộ quản lý nhà trường cần xác định: Kiểm tra để ngăn ngừa, tư vấn và thúc đẩy. Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác CNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến; đặc biệt tôn trọng và giữ uy tín cho giáo viên. Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ giáo viên một cách

91

trực tiếp hoặc thông qua tập thể tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi giáo viên, hạn chế mặt yếu kém. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, cần lưu ý để phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong công tác CNL như: sự phân biệt, đối xử không công bằng của GVCNL với học sinh, nâng đỡ, thiên vị những học sinh được gia đình nhờ giúp đỡ….

Đánh giá GVCNL không chỉ dựa vào những thành tích cao của lớp chủ nhiệm mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để vực một lớp yếu, trung bình lên khá, tốt; giảm HS học yếu và HS có hạnh kiểm yếu kém.

Sau kiểm tra, ngoài việc nêu lên những ưu, khuyết điểm cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên có thêm những nhận thức đúng, những hiểu biết mới và quan trọng hơn là chỉ ra được biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót. Việc góp ý phải rõ ràng, chính xác, cụ thể thiết thực, sát đối tượng, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vững chắc. Tránh góp ý một các chung chung, theo cảm tính. Cuối cùng phải xác định được thời gian cho đối tượng được sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót và thời gian phúc tra việc sửa chữa. Như vậy, kiểm tra đánh giá cần theo chuẩn mực và quy trình nhất định, theo hệ thống thông tin xác định thì mới đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng được các tiêu chí (chuẩn) kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra đánh giá phải thực chất công bằng, khách quan, không thiên vị, và có tiêu chí đánh giá chuẩn, không gây áp lực và vì sự tiến bộ của đối tượng được đánh giá.

Hiệu trưởng, các cán bộ QL nhà trường nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới kiểm tra đánh giá lấy chất lượng, hiệu quả công việc và sự tiến bộ của các cá nhân, tập thể giáo dục làm đầu;

Các đối tượng được kiểm tra đánh giá nhận thực đúng ý nghĩa của kiểm tra đánh giá, nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn của những người có kinh nghiệm.

Khen ngợi, động viên khích lệ kịp thời đối với các GVCN, nhất là những giáo viên có thành tích

92

Để thực hiện một cách thường xuyên, có chất lượng, người hiệu trưởng cần xây dựng một ban thanh có quy chế, chức năng hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng giúp hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, thanh tra đánh giá các mặt hoạt động nhà trường, trong đó có hoạt động chủ nhiệm lớp

Sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của các bộ phận trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)