Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 94 - 97)

nhiệm lớp thành lập sổ liên lạc điện tử và phòng tư vấn tâm lý học đường

3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Sổ liên lạc điện tử là một hệ thống thông tin hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phòng tư vấn tâm lý học đường là mô hình cơ bản giải quyết được những tâm tư, thắc mắc, bức xúc của học sinh không chỉ trong học tập mà còn trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ...

- Với nội dung thông tin phong phú, từ các hoạt động của nhà trường đến kết quả học tập của học sinh, lịch thi, lịch mời họp, thời khoá biểu,... có thể được tra cứu trong môi trường internet, đặc biệt kết quả học tập có thể được tra cứu bằng các thiết bị thông tin di động, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh có thể nắm bắt tình hình học tập của con em mọi lúc, mọi nơi. Phòng tư vấn cũng tạo điều kiện cho nhà quản lý nắm bắt được thông tin phản hồi một cách kịp thời nhằm điều chỉnh kịp thời kế hoạch từ đó nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Sổ liên lạc điện tử: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các gia đình ngày càng quan tâm đến việc học tập của con em mình ở nhà trường.

Các bậc phụ huynh ngày nay không chỉ quan tâm đến điểm số các môn học của con em mình mà còn quan tâm đến việc thay đổi lịch học, tình trạng sức khoẻ cũng như sự có mặt và thái độ tham gia của con em mình trong những giờ học. Với nhu cầu này của các phụ huynh học sinh, sổ liên lạc điện tử đã được đưa vào thực hiện trong nhà trường. Với dịch vụ này PHHS có thể sử dụng để truy cập kết quả học tập mới nhất của con em như điểm kiểm tra môn học, hạnh kiểm, học lực, nhận xét của GVCN, v.v. Các thông tin này được cập nhật hàng ngày, hàng tuần trong một sổ liên lạc điện tử (tương tự như sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình) theo tiến bộ của học sinh.

85

Ngược lại, nhà trường cũng có thể thông báo cho phụ huynh các thông tin trên hay các thông tin học tập khác liên quan tới hoạt động của trường hay hội phụ huynh.

Việc trao đổi thông tin giữa PHHS và nhà trường được dùng trong sổ liên lạc điện tử thông qua dịch vụ tin nhắn trên điện thoại di động của PHHS.

- Phòng tư vấn tâm lý học đường: Tâm lý ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, vật chất con người. Ai cũng có tâm lý, kể cả những bậc phụ huynh, người lớn, khi gặp áp lực trong cuộc sống, công việc hay những vấn đề nào đó bức xúc thì chính họ cũng rất cần được chia sẻ, gỡ rối. Đặc biệt, với lứa tuổi học sinh THCS, các em đang độ tuổi trưởng thành, đang từng bước thu nạp kiến thức, kinh nghiệm nên khi vấp phải những vấn đề tâm lý phức tạp, áp lực khiến các em khó có thể vượt qua. Các em có rất nhiều những khúc mắc, khó khăn trong học tập, tâm sinh lý, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè… mà nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường.. Vì vậy, học sinh THCS là đối tượng cần được chia sẻ, thông cảm nhiều nhất. Chính vì vậy mà phòng tư vấn tâm lý học đường được thành lập sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu này.

Hàng ngày Hiệu trưởng sẽ nắm bắt thông tin tổng hợp từ phía chuyên viên tâm lý, thông qua đó người Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh mà điều chỉnh kế hoạch hoạt động cho phù hợp, đảm bảo chất lượng công tác chủ nhiệm ngày được nâng lên.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Sổ liên lạc điện tử: Cung cấp cho phụ huynh 2 hình thức nhận thông tin - Truy cập để nhận tin.

- Nhận tin tự động theo yêu cầu khi PHHS đăng ký dịch vụ sổ liên lạc điện tử.

Với hình thức này phụ huynh sẽ nhận tin nhắn tự động theo các điều kiện được yêu cầu trước trên mẫu đăng ký được nhà trường và nhà cung cấp dịch vụ cung cấp khi PHHS đăng ký dịch vụ.

Ngoài ra phụ huynh cũng có thể yêu cầu nhận tin tự động nếu con em: + Vắng mặt trong tiết học.

86

+ Bị đau yếu, bệnh bất thường hay các sự cố nguy hiểm khác. + Có thông báo mời họp PHHS.

+ Thông tin sinh hoạt ngoại khoá, thể dục,văn nghệ. + Thay đổi tiết học ....

Việc này giúp PHHS xác nhận thông tin từ nhà trường độc lập để dễ kiểm tra con em mình, không mất thời gian cho con em di chuyển khi có sự thay đổi đột xuất từ nhà trường hay các quan hệ từ nhà trường với PHHS thông qua tin nhắn.

Sổ liên lạc điện tử thực hiện việc chuyển tin một cách hoàn toàn tự động theo tiến trình thời gian phát sinh. Phụ huynh sẽ nhận được kết quả học tập một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác nhất, ngay sau khi các thông tin như điểm kiểm tra, nhận xét, v.v. đã được các giáo viên bộ môn hay GVCN phê và lưu vào hệ thống. Từ những thông tin nhanh này, phụ huynh có thể tìm phương án hổ trợ việc giáo dục con em để đạt hiệu quả hơn.

Về công tác tư vấn: Tùy mỗi sự việc, câu chuyện mà học sinh nêu lên, chuyên viên tư vấn sẽ tìm cách tìm hiểu, phân tích và từng bước góp ý khéo léo để tháo gỡ những khúc mắc trong lòng học sinh. Không chỉ xoay quanh những vấn đề gai góc như mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với gia đình, thầy cô, bạn bè… tất cả các học sinh đều có thể tìm đến phòng Tư vấn tâm lý học đường để có cơ hội được trò chuyện và thấu hiểu. Trên cơ sở các buổi tư vấn, thầy cô sẽ tiến hành tổ chức các buổi dã ngoại, công tác từ thiện, tọa đàm hướng nghiệp, mở lớp kỹ năng sống, phương pháp học tập… Bắt nguồn từ những nhu cầu chính đáng của học sinh là được giãi bày, chia sẻ bấy lâu nay bị lãng quên

Tư vấn tâm lý học đường hiện tại ngành giáo dục chưa có biên chế cán bộ tâm lý trong trường phổ thông. Để thành lập được phòng tư vấn học đường người Hiệu trưởng cần phải cân đối sắp xếp giáo viên kiêm nhiệm hoặc tiết kiệm nguồn chi thường xuyên để có kinh phí hợp đồng với chuyên viên tâm lý; hoặc phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phân tích để phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa của việc thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường mà đồng tình đóng góp kinh phí.

87

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để triển khai được sổ liên lạc điện tử, hay thành lập được phòng tư vấn tâm lý học đường các nhà trường phải chủ động lo kinh phí, đây là một trở ngại không nhỏ do vậy người Hiệu trưởng cần phải cân đối và tiết kiệm được nguồn chi thường xuyên, hoặc phải khéo léo làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận động phụ huynh học sinh đóng góp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)