1.5.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin: Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật dẫn đến những sự thay đổi lớn trong xã hội với cường độ vô cùng lớn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Nước ta đang chuyển mình hòa nhập để thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường đem lại, không tránh khỏi những mặt tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào thế hệ trẻ. Những yếu tố tiêu cực đã ảnh hưởng tới công tác giáo dục của nhà trường và ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên gặp khó khăn.
1.5.2.2. Mặt trái của kinh tế thị trường
GVCNL có vai trò to lớn trong giáo dục đạo đức cho HS, hiện nay một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong giáo dục đạo đức HS chính là mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Như chúng ta đã biết, sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang có những bước phát triển trên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang phát huy tác dụng, tạo nên những thành tựu
37
trong nền kinh tế của đất nước. Nhưng bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái của nó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa – nghệ thuật cũng như trong tâm lí – đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.5.2.3. Đặc điểm tâm lí học sinh THCS
Ở trường THCS, người GVCNL có vai trò hết sức quan trọng, vì lứa tuổi học sinh THCS từ 11 – 15 tuổi đang rất cần có sự giúp đỡ và định hướng của người lớn. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Nếu không có sự giúp đỡ của GVCN thì với vốn kinh nghiệm sống ít ỏi, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía xã hội.
1.5.2.4. Cơ chế chính sách
Công việc của GVCNL toàn diện, yêu cầu đối với công tác CNL ngày càng cao, khối lượng công việc và trách nhiệm lớn, chịu trách nhiệm chính trong giáo dục HS của một lớp, phải chịu áp lực từ nhà trường, từ cha mẹ HS. Tuy nhiên ngoài quy định 4 tiết/tuần thì GVCNL không có thêm chế độ gì khác.
Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục HS nhất là giáo dục đạo đức vô cùng cùng khó khăn do nhiều nguyên nhân cũng dẫn đến tình trạng một bộ phận GV ngán ngại làm công tác CNL.
38
1.5.2.5. Cha mẹ học sinh
Những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội thời kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm, nhận thức, thái độ và hành động của cha mẹ học sinh nói riêng, của người dân nói chung. Cách nhìn về giáo dục, về người giáo viên, trong đó có GVCN lớp bị sai lệch và có phần thực dụng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường THCS vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường. Trong nhiệm vụ quản lý công tác chủ nhiệm lớp, ngoài những kiến thức, kỹ năng nêu trên, người Hiệu trưởng đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý hoạt động công tác của giáo viên chủ nhiệm các lớp, hiểu biết về yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người hiệu trưởng
Quản lý công tác CNL ở trường THCS là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực, quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đề ra.
Luận văn cũng hệ thống một số vấn đề lý luận về công tác CNL ở trường THCS, qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề; trình bày một số khái niệm liên quan như GVCN, công tác CNL, quản lý, quản lý công tác CNL ở trường THCS. Theo đó, luận văn cũng đã phân tích yếu tố chủ quan, khách quan làm ảnh hưởng đến công tác CNL ở trường THCS.
39
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ