Hoạt động quản lý là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêng thành từng việc trên cơ sở chuyên môn hoá. Đó là các chức năng quản lý. Đối với bất kỳ đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thực hiện những chức năng quản lý chung. Do đó, chức năng quản lý là tất yếu khách quan của quản lý giáo dục hay quản lý bất kỳ đối tượng nào. Khi quản lý trường học hiệu trưởng phải
27
thực hiện chức năng cơ bản đó. Hệ thống chức năng bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thông tin.
Xây dựng kế hoạch là khởi đầu của chu trình QL.Trong nhà trường, hiệu trưởng QL công tác chủ nhiệm của GVCN bằng kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch là sự xác lập một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ để tiến hành hoạt động trong một quá trình nhằm thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Kế hoạch công tác CNL cần phải được xây dựng trên chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục, chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục, kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo và tình hình thực tế của nhà trường. Kế hoạch cũng phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, có chỉ tiêu, mục tiêu và thời gian cụ thể.
Dựa trên kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường, hàng tháng, hàng tuần từng GVCNL sẽ căn cứ tình hình thực tế của lớp mình được phân công chủ nhiệm để xây dựng kế hoạch CNL. Trong kế hoạch CNL, GVCNL cũng cần xác định rõ những công việc cần thực hiện, xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, các bước tiến hành, đối tượng tiến hành và thời gian cụ thể. Kế hoạch CNL phản ánh tính sáng tạo, năng lực dự đoán và thiết kế của GVCNL.
Mục tiêu, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch
- Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra một cách khoa học và hiệu quả. GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mục tiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
- Ý nghĩa:
+ Giúp GVCN và HS luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu.
+ Tác động đến sự nỗ lực của GVCN và HS có tính phối hợp hướng đến mục tiêu. + Làm cho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áp lực cho HS, tăng hiệu quả hoạt động.
28
+ Giúp GVCN chủ động, tự tin trong công việc của mình. + Là công cụ cho việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá
+ Là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn, hướng dẫn của cấp trên và giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và HS một cách thân thiện trên tinh thần hợp tác.
Quy trình xây dựng kế hoạch:
- Chuẩn bị:
+ Tìm hiểu các văn bản có liên quan
+ Phân tích đánh giá các yếu tố trong nhà trường và nội lực của HS + Phân tích các yếu tố bên ngoài nhà trường
+ Dự báo chiều hướng phát triển của lớp và của cá nhân HS bằng việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu
- Soạn thảo kế hoạch
- Thu thập ý kiến và điều chỉnh dự thảo - Trình duyệt
Cấu trúc, nội dung của kế hoạch chủ nhiệm:
- Yêu cầu chung:
+ Thể hiện được nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường và phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của địa phương và hoàn cảnh sống của HS.
+ Thể hiện tính toàn diện, cân đối của các nhiệm vụ, nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa nội dung công việc và biện pháp thực hiện.
+ Các biện pháp đưa ra cần cụ thể, hệ thống, có tính khả thi cao + Trình bày logic, rõ ràng.