Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 44 - 46)

1.5.1.1. Nghệ thuật sư phạm của GVCN

Mặc dù tất cả giáo viên đều được nghiên cứu về sư phạm giao tiếp, tâm lý lứa tuổi, tâm lý học sư phạm...nhưng để ứng dụng những vấn đề đã được học vào

35

tình huống cụ thể, với những con người cụ thể thì không phải là điều dễ dàng. Người GVCNL có nghệ thuật sư phạm sẽ thuận lợi rất nhiều trong công tác quản lý lớp, sẽ xây dựng hiệu quả tập thể tự quản và mang lại kết quả chủ nhiệm như mong muốn và ngược lại.

Kỷ năng sư phạm của GVCNL không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập, trau dồi, đúc kết kinh nghiệm, quan sát, trải nghiệm và vốn sống của người GVCNL. Kỷ năng sư phạm thể hiện ở chỗ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, GV chủ nhiệm cũng phải bình tĩnh, ứng xử tinh tế, khéo léo, phát ngôn chuẩn mực để gieo niềm tin cho HS.

Ngoài ra, mỗi HS có tính cách khác nhau, tâm lý khác nhau, hoàn cảnh sống cũng không giống nhau nên với từng em GVCNL cũng phải có những biện pháp, cách ứng xử khác nhau. GVCNL phải lường trước được những phản ứng của HS để lựa chọn cách tác động cũng như cách giao tiếp phù hợp, hạn chế tối thiểu những phản ứng tiêu cực của HS.

1.5.1.2. Sự quan tâm đúng mức tới công tác CNL

Hiệu quả của công tác quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS phụ thuộc nhiều vào yếu tố quản lí của hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lí tốt đúng quy trình quản lí nhà trường trong đó quản lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả và ngược lại.

Đánh giá trên hai khía cạnh HT thờ ơ, ít quan tâm công tác CNL hoặc quan tâm thái quá đều ảnh hưởng đến công tác CNL.

Phương pháp, biện pháp quản lí của Hiệu trưởng cũng ảnh hưởng đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Người Hiệu trưởng có những phương pháp, biện pháp phù hợp tác động đến giáo viên và học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy trong công tác quản lí của hiệu trưởng cần phải có những phương pháp quản lí phù hợp.

Uy tín của người Hiệu trưởng nhà trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Nếu người Hiệu trưởng có uy tín với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh thì công tác quản lí của người Hiệu trưởng sẽ gặp nhiều thuận lợi. Trái lại, người Hiệu trưởng sẽ gặp nhiều khó khăn, như vậy thì việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ không thành công.

36

1.5.1.3. Đội ngũ giáo viên của nhà trường:

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS Quận Ninh Kiều TP Cần Thơ được đào tạo chính quy, đạt chuẩn và trên chuẩn. Về nghiệp vụ, họ là những người có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học dạy học, giáo dục học phục vụ cho việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, một số giáo viên coi công tác chủ nhiệm là công việc phụ chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)