Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 42 - 43)

Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo thể hiện quá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra.

Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy động lực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu.

Hiệu trưởng cần theo dõi, chỉ đạo và nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động CNL của các GVCN để có sự hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm nếu cần. Để làm được việc đó, Hiệu trưởng có thể tổ chức các lực lượng theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động CNL của GVCN. Qua các thông tin, HT kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ GVCN hoàn thành nhiệm vụ.

Thông qua báo cáo định kỳ (tháng, học kỳ, năm học) HT sẽ đánh giá được việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện của GVCNL như thế nào. Qua nội dung tự nhận xét của GVCNL về ưu điểm, hạn chế của tập thể lớp và từng HS, HT có cơ sở đánh giá mức độ đầu tư cũng như năng lực của GVCNL đối với các hoạt động CNL.

Thông qua GVBM và đội thiếu niên tiền phong, Đoàn TN, HT sẽ có thông tin ngược để biết được việc phối hợp của GVCNL với các lực lượng này như thế nào. HT cần nắm bắt việc phối hợp này có thường xuyên hay không và sự phối hợp có hiệu quả thật sự hay chỉ mang tính hình thức.

Qua Ban đại diện CMHS, HT sẽ tìm hiểu việc kịp thời thông tin những chủ trương của nhà trường tới phụ huynh của GVCN, việc tư vấn cho cha mẹ học sinh cùng giáo dục HS để cha mẹ HS phải thực sự quan tâm, nhắc nhở đến việc học tập của con em mình. Đối với HS ý thức và thái độ học tập chưa tốt, GVCNL cần lưu ý phụ huynh cần quản lý con em của mình ngoài giờ học cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhắc nhở đi học đúng giờ, quan tâm quần áo chỉnh tề, nói năng thưa gửi, quan tâm đến sức khoẻ con em mình trước khi đến lớp, tạo điều kiện

33

và nhắc nhở tự học ở nhà. GVCNL cũng có thể tạo điều kiện để cha mẹ HS có thể trao đổi trực tiếp với GVBM để sâu sát hơn tình hình học tập của con em mình và có biện pháp cụ thể, kịp thời đối với từng môn học để đạt kết quả tốt.

Thông qua hồ sơ của GVCN: Hồ sơ của GVCNL là minh chứng thể hiện sự quan tâm của GVCNL tới HS. Trong hồ sơ sẽ có những nội dung theo dõi tình hình của từng HS, những tiến bộ của HS qua từng tháng; công tác giáo dục học sinh chưa ngoan; HS có hoàn cảnh đặc biệt cần quan tâm...

Hiệu trưởng không thể thường xuyên giám sát tất cả các hoạt động của nhà trường mà cần thông qua các lực lượng hỗ trợ, Tổ chủ nhiệm và các phó HT chính là lực lượng đắc lực giúp HT giám sát việc thực hiện hoạt động CNL của GVCNL. Bên cạnh việc giám sát, Tổ chủ nhiệm và các phó HT cũng nhắc nhở GVCNL thực hiện các nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm trong công tác CNL của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết và GV chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu thực hiện hiệu quả sẽ giúp GVCNL từng bước rút ngắn lại khoảng cách chênh lệch đó, giúp việc thực hiện các nhiệm vụ của GVCNL đồng đều hơn.

Trò chuyện với GVCN, với HS là cách để HT nắm bắt được tình hình của lớp chủ nhiệm một cách nhanh và trực tiếp nhất. Tuy nhiên đây là những thông tin mang tính chủ quan của người GVCNL, của HS, vì thế HT cần tìm hiểu thêm qua các kênh khác để có nhận xét, đánh giá chính xác, nhất là những nhận xét của HS thường cảm tính. Qua trò chuyện, HT sẽ phần nào nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của GVCNL, của HS, những khó khăn vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Dự giờ, cùng tham gia các hoạt động với GVCNL và HS các lớp sẽ giúp HT đánh giá trực tiếp được việc tổ chức hoạt động của GVCNL có hiệu quả hay không, có sự chuẩn bị chu đáo hay không. Qua quan sát việc tham gia của HS, HT cũng sẽ có những nhận xét chung về tập thể lớp đoàn kết, chủ động, tích cực hay thụ động, đối với từng HS là biểu hiện mạnh dạn, tự tin hay e dè, nhút nhát...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)