Tổ chức thực hiện mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phép các cá nhân góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung. Tổ chức được coi là điều kiện của quản lý, đúng như V.I.Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốn quản lý tốt…còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa”. Thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ bền vững giữa con người, giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý. Tổ
29
chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý.
- Giáo viên chủ nhiệmcó rất nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện, sau khi xây dựng kế hoạch CNL, GVCNL phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch. Trên cơ sở kế hoạch công tác CNL chung của trường, HT phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt việc thực hiện kế hoạch: tiến độ thực hiện, nội dung các hoạt động cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của GVCNL. Công tác quản lý này thông qua: sự quan sát của nhà quản lý, nghiên cứu báo cáo hàng tháng của GVCN, nắm thông tin từ các tổ chức trong nhà trường, thông tin từ cha mẹ HS và từ chính các em HS..
Tổ chức các hoạt động học tập: Tổ chức có kế hoạch hoạt động học tập cho HS nhằm nâng cao kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GVCN. Kết quả hoạt động học tập không những thể hiện ở kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo ở HS. Để tổ chức tố t các hoạt động học tập, GVCNL cần phải phối hợp với GV bộ môn để tổ chức và hướng dẫn HS học tốt và đều tất cả các môn học; xây dựng phong trào thi đua học tập; tổ chức nhiều phong trào học tập ngoài giờ lên lớp (nhóm học tập, nhóm ngoại khóa, hội thảo về PP học tập...); thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS; chú ý phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS khá giỏi.
Giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức cho HS là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Giáo dục đạo đức HS gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho HS những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.
Giáo dục thẩm mỹ: Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục để HS có nhận thức đúng đắn và tương đối đầy đủ về cái đẹp nói chung, cái đẹp trong nghệ thuật nói riêng, về
30
các nền văn hóa, văn minh, các trường phái nghệ thuật, về những điều đối lập với cái đẹp (cái xấu, cái ác). Nói cách khác, HS được giáo dục phù hợp về thẩm mỹ thì sẽ biết yêu, biết ghét, biết đâu là cái đẹp, đâu là cái chưa đẹp, bản thân biết làm sao để cái đẹp được nhân rộng, làm sao để hạn chế cái xấu, cái ác.
Tổ chức các hoạt động GD lao động: G D lao động được xem là một tiêu chí quan trọng trong GD đạo đức, giúp học sinh phát triển toàn diện. Ở trường học, GV khuyến khích tổ chức cho HS tham gia các công việc như: Vệ sinh, trang trí lớp học, quét dọn sân trường, chăm sóc các công trình măng non. Điều quan trọng là phải tổ chức các hoạt động này một cách có hệ thống, vừa sức với HS, đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế vừa có hiệu quả GD cao.
Công tác hướng nghiệp: Thông qua hướng nghiệp, HS có những hiểu biết đúng đắn về nghề nghiệp, đánh giá được bản thân sẽ phù hợp với nghề nghiệp nào trong tương lai, từ đó phát triển hứng thú nghề nghiệp và hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng. Quá trình giáo dục hướng nghiệp phải làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề, và điều quan trọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí: Bên cạnh hoạt động học tập, GVCN còn phải quan tâm tổ chức cho học sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe nhằm giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho H S đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. GVCN có thể dựa vào các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên của trường kết hợp với việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các họat động trò chơi, thi đấu thể thao, biểu diễn, giao lưu văn nghệ, tham quan trải nghiệm, tham dự các lễ hội truyền thống văn hóa của trường, của địa phương…Thông qua
31
các hoạt động này, GVCN cần quan tâm giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh chung, bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh học đường, hiểm họa ma túy, tích cực bảo vệ môi trường…
Trong phối hợp gia đình học sinh: GVCNL cũng cần thực hiện một cách thường xuyên. Gia đình là trường học đầu tiên của đứa trẻ, ảnh hưởng giáo dục của gia đình, trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ, có ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ với tư cách là nơi đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tác động của gia đình không chỉ là những tác động đầu tiên mà còn là một trong những tác động trực tiếp, thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ nhất. Phối hợp với gia đình HS được thực hiện qua cuộc họp phụ huynh, qua sổ liên lạc, qua các phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại, zalo, facebook...
Đối với việc phối hợp GVBM: GVCN cùng với các giáo viên phụ trách bộ môn của lớp cần thống nhất quan điểm trong việc giáo dục HS. Nếu sự phối hợp này chặt chẽ, thường xuyên, thống nhất thì hiệu quả giáo dục học sinh trong lớp sẽ cao và ngược lại. GVCN cần luôn luôn lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình của lớp để có được những thông tin khách quan nhất, cùng với giáo viên bộ môn thực hiện việc liên kết với gia đình học sinh đặc biệt với những học sinh có khó khăn trong việc học tập bộ môn. GVCN phải chủ động, là hạt nhân tập hợp tất cả các giáo viên bộ môn để cùng với họ thực hiện các tác động sư phạm một cách đồng bộ tới từng học sinh và tập thể học sinh.
Nhận xét, đánh giá HS: Nhận xét, đánh giá là một nội dung không thể thiếu được trong công tác của GVCN lớp, mục đích của nhận xét, đánh giá nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của HS, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, hình thành niềm tin vào khả năng của bản thân, vào tập thể và thầy cô giáo. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác, công bằng của người GVCN lớp. Đảm bảo chính xác; giúp cho GVCN và nhà trường có được những thông tin khách quan về kết quả giáo dục để có sự điều chỉnh hợp lý cho chu kỳ sau; giúp học sinh có thông tin để tự đánh giá, tự điều chỉnh.
32