Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 85 - 88)

trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Đây là biện pháp không chỉ nhằm giúp hiệu trưởng các trường THCS thực hiện công tác quản lý hiệu quả, mà còn giúp nâng cao nhận thức cho bản thân các giáo viên chủ nhiệm.

- Từ đó có thái độ và hành vi phù hợp, hỗ trợ hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Đặc biệt học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 14 mang những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Việc chuyển biến suy nghĩ của đội ngũ GV và CBQL cho rằng công tác CNL là công việc của riêng GVCN, phải làm cho đội ngũ nhận thức được công tác CNL là công tác quan trọng, mọi người đều phải có trách nhiệm tham gia tùy vào vị trí, đội ngũ GV và CBQL không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, chú trọng chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục.

Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của trường THCS, trong đó có mục tiêu quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn mới.

Người GV và CBQL phải thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc thực nhiệm vụ chính trị của bậc học, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh, trong việc hình thành nhân cách thậm chí cả định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nắm vững phương pháp quản lý hiện đại, để có thể điều hành các hoạt động trong vai trò chủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu các mục tiêu, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

76

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần nhắc lại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học vào cuộc họp hội đồng sư phạm đầu năm, trong đó lưu ý những điểm quan trọng như: nhiệm vụ quyền hạn của GV, các hành vi GV không được làm... Cũng trong buổi họp này, BGH triển khai những nội dung trọng tâm của nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GD, UBNDTP, của Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT, kế hoạch năm học của nhà trường.

Buổi họp hội đồng hàng tháng, BGH thường xuyên thông tin vắn tắt, cơ bản về công tác CNL trong các cuộc họp một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB - GV - CNV đều nắm được cơ bản tình hình công tác CNL của trường, tránh tình trạng thông tin qua loa, chiếu lệ.

Tạo điều kiện để đội ngũ được tham gia đóng góp cho công tác CNL (lấy ý kiến các GVBM về công tác quản lý HS, công tác phối hợp GVBM của từng chủ nhiệm; tham gia ý kiến trong tiêu chí thi đua của GVCNL, tiêu chí đánh giá thi đua các lớp…)

Làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ GVCNL tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu để nắm vững những chủ trương về giáo dục, nhất là giáo dục nhân cách cho HS; nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không ngừng sáng tạo nhằm thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của GV; nắm vững nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường, nhiệm vụ công tác CNL từng năm, từng giai đoạn trong chiến lược phát triển nhà trường. Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục tích cực đối với từng đối tượng HS.

Chấp hành quy chế của ngành giáo dục, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy và các quy định của trường; GVCNL phải giữ gìn đạo đức nhà giáo, nhân cách, lối sống chuẩn mực; tinh thần tích cực đấu tranh chống tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên về chuyên môn; tạo uy tín với đồng nghiệp, với HS, phụ huynh và xã hội; tính trung thực trong công tác; tạo dựng mối đoàn kết trong nhà trường; nhiệt tình phục vụ nhân dân.

77

CBQL cần nhắc GVCNL nghiên cứu kỹ nhiệm vụ quyền hạn của GVCNL. Thường xuyên cung cấp thông tin, văn bản chỉ đạo của các cấp về các vấn đề có liên quan đến công tác CNL. Quan tâm công tác tuyên truyền thường xuyên đối với đội ngũ GVCNL; tổ chức hội nghị, tập huấn để GVCNL có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm.

GVCNL phải nhận thức được đúng đắn và đầy đủ vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ của mình và thực hiện chúng với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Quan trọng hơn, GVCNL phải thấy được sự tin tưởng của BGH khi giao cho họ công tác CNL, phải vinh dự khi được làm GVCNL.

CBQL cùng các tổ chức trong nhà trường phải có sự quan tâm và chia sẽ với GV thực hiện công tác CNL là đều nhằm mục đích giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Đối với đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong để thực hiện tốt vai trò, thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức thì phải phối hợp thật tốt với BGH, với GVCN tạo được những sân chơi lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đội viên; phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đội thiếu niên theo dõi sát sao tình hình rèn luyện của đội viên để chủ động tham gia đánh giá việc rèn luyện của HS, của chi đội lớp hàng tuần, tháng, năm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL phải thường xuyên tìm kiếm tích luỹ các nguồn tài liệu, khai thác các thông tin có liên quan đến công tác quản lý, công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.

Việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng phải được đưa vào kế hoạch công tác của hiệu trưởng, phải đặt ra yêu cầu, mục tiêu cho từng nội dung, chuyên đề nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện, xem công tác CNL là công tác quan trọng, khó khăn, cần có sự quan tâm đúng mức về mọi mặt của lãnh đạo nhà trường. Phải tạo được sự đồng thuận trong tập thể, trước hết là BGH và các tổ chức trong nhà trường, có sự ủng hộ của GV, đặc biệt là đội ngũ GVCN.

Cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cần xem xét tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng và đổi mới hoạt động quản lý giáo dục cho hiệu trưởng các trường, xây dựng chương trình bồi dưỡng cho Hiệu trưởng về quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THCS.

78

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)