Để thực hiện chủ trương của ngành hay một công việc nào đó thì việc lập kế hoạch là công việc đầu tiên cần thực hiện. Quản lý hoạt động CNL trước hết là việc quản lý xây dựng kế hoạch CNL và triển khai các hoạt động theo kế hoạch đề ra. Việc xây dựng kế hoạch sẽ hình thành từng giai đoạn cho công việc sắp đến để đạt được mục tiêu đề ra trên cơ sở xác định rõ điểm mạnh điểm yếu của tập thể lớp. Từ đó xác định những mục tiêu trước mắt, lâu dài để từng giai đoạn thực hiện cho phù hợp. Việc xây dựng kế hoạch cũng tạo điều kiện thuận lợi cho HT kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GVCNL.
Kết quả đánh giá của 14 CBQL theo mức độ RTX (Rất thường xuyên): 3 điểm, TX (Thường xuyên): 2 điểm, ITX (Ít thường xuyên): 1 điểm, KTX (không thường xuyên): 0 điểm.
59
Bảng 2.11. Việc xây dựng, triển khai kế hoạch chủ nhiệm
∑=14 T T Nội dung Mức độ đạt Đ TB Thứ bậc RTX TX ITX KTX SL % SL % SL % SL % 1
Trường xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo từng năm, học kỳ, tháng, tuần.
7 50 4 28,6 3 21,4 0 0 2.29 5
2 Lồng ghép vào kế hoạch năm
học của trường. 12 85,7 2 14,3 0 0 0 0 2,86 2
3 Triển khai trong cuộc họp chủ
nhiệm hàng tháng. 12 85,7 1 7,1 1 7,1 0 0 2,79 3
4 Triển khai trong cuộc họp chủ
nhiệm hàng tuần. 11 78,4 2 14,3 1 7,1 0 0 2,71 4
5 Triển khai lồng ghép trong họp
HĐ sư phạm hàng tháng. 13 92,9 1 7,1 0 0 0 0 2,98 1
Các trường đa số lồng ghép kế hoạch CNL vào kế hoạch năm học của trường xếp thứ bậc 2, việc xây dựng thành kế hoạch chủ nhiệm riêng theo từng năm, học kỳ, tháng, tuần cũng được thực hiện ở mức độ khá nhưng so với các nội dung khác thì thực hiện nhưng ở mức độ ít hơn. Trong triển khai kế hoạch liên quan đến công tác CNL hình thức chủ yếu là triển khai trong các cuộc họp chủ nhiệm hàng tháng, hàng tuần và cả trong họp Hội đồng sư phạm. HT, GVCNL trong xây dựng kế hoạch giáo dục đã căn cứ trên cơ sở kế hoạch năm học của ngành, của trường và phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của trường, của lớp trong từng giai đoạn.
Theo khảo sát, căn cứ xây dựng kế hoạch CNL, hầu hết GVCN đã bám sát
kế hoạch công tác chủ nhiệm, kế hoạch năm học của trường, đặc điểm tình hình HS lớp CN. Kế tiếp là căn cứ khác như: mục tiêu, nhiệm vụ năm học của ngành; kế hoạch của các tổ chức trong nhà trường; khả năng công tác của ban cán sự lớp và thành phần gia đình HS lớp CN.
Kết quả đánh giá của 130 GVCN theo mức độ RTX (Rất thường xuyên): 3 điểm, TX (Thường xuyên): 2 điểm, ITX (Ít thường xuyên): 1 điểm, KTX (không thường xuyên): 0 điểm.
60
Bảng 2.12. Một sô căn cứ để GVCNL xây dựng kế hoạch CNL
∑=130 T T Nội dung Mức độ đạt Đ TB Thứ bậc RTX TX ITX KTX SL % SL % SL % SL %
1 Mục tiêu, nhiệm vụ năm học
của ngành 113 86,9 4 10,8 2 1,5 1 0,8 2,85 5
2 Kế hoạch năm học của trường 115 88,5 14 10,8 1 0,8 0 0 2,88 4
3 Kế hoạch công tác CN của trường 124 95,4 4 3,1 2 1,5 0 0 2,94 1 4 Kế hoạch của các tổ chức trong trường 120 92,3 7 5,4 3 2,3 0 0 2,90 3 5 Đặc điểm tình hình HS lớp CN 121 93,1 7 5,4 2 1,5 0 0 2,92 2 6 Thành phần gia đình HS lớp CN 101 77,7 13 10 11 8,5 5 3.8 2.65 7
7 Khả năng công tác của ban
cán sự lớp 105 80,8 12 9,2 12 9,2 1 0,8 2,71 6
Việc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm của trường ĐTB x =2,94; xếp thứ bậc 1 cho thấy việc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm là rất quan trọng. bên cạnh đó việc căn cứ vào các yếu tố trên để xây dựng kế hoạch là cần thiết và sát thực tiễn.
Khi tìm hiểu một số kế hoạch công tác CNL của GVCNL ở các trường THCS trong quận Ninh Kiều, tác giả có nhận xét các kế hoạch đảm bảo các nội dung chính, bao gồm: đặc điểm tình hình lớp; thuận lợi, khó khăn; phương hướng trong năm học mới; biện pháp thực hiện; chỉ tiêu phấn đấu; kế hoạch thời gian. Bên cạnh một số kế hoạch CNL rất chi tiết, cụ thể của GVCNL thì cũng còn khá nhiều kế hoạch chưa có sự đầu tư, đặc biệt là việc đưa ra các biện pháp cụ thể, sát thực tế còn ít hoặc biện pháp còn chung chung.
2.4.2. Tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
Công việc của GVCNL có rất nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm trong công tác, ngoài thời gian thực hiện dạy bộ môn trên lớp, GVCNL còn phải quản lý các hoạt
61
động tại lớp chủ nhiệm, phải đầu tư tìm tòi các biện pháp giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động thu hút HS thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Thực hiện nhiệm vụ của GVCNL
∑=130 T T Nội dung Mức độ đạt ĐTB Thứ bậc RTX TX ITX KTX SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch các hoạt
động GD 120 92,3 6 4,6 4 3,1 0 0 2,89 3
2 Thực hiện các hoạt động GD
theo kế hoạch 121 93,1 5 3,8 4 3,1 0 0 2,90 2
3 Phối hợp với gia đình HS 111 85,4 13 10 6 4,6 0 0 2,81 6
4 Phối hợp với các GV bộ môn. 111 85,4 15 11,5 4 3,1 0 0 2,82 5
5 Phối hợp với đoàn TNCS
HCM, đội TNTP 107 82,3 19 14,6 4 3,1 0 0 2,79 7
6 Phối hợp với các tổ chức xã hội 64 49,2 15 11,5 31 23,8 20 15,4 2,1 10
7 Nhận xét, đánh giá HS 120 92,3 9 6,9 1 0,8 0 0 2,92 1
8 Đề nghị khen thưởng và kỷ
luật HS 114 87,7 16 12,3 0 0 0 0 2,88 4
9 Báo cáo với HT về tình hình
của lớp. 107 82,3 16 12,3 7 5,4 0 0 2,77 8
10 Các hoạt động khác hỗ trợ sự
tiến bộ của lớp 108 83,1 11 8,5 10 7,7 1 0,8 2.75 9
Qua khảo sát các nội dung cho thấy CBQL đã quản lý khá, tốt việc thực hiện nhiệm vụ của GVCNL và GVCNL cũng luôn bao quát các nhiệm vụ. Nhận xét,
đánh giá HS ĐTB x =2,92; xếp thứ bậc 1, thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch và xây dựng kế hoạch các hoạt động GD là các nội dung GVCNL thực hiện tốt nhất. Các nhiệm vụ khác cũng thực hiện khá tốt việc xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; công tác phối hợp trong nhà trường; báo cáo với HT về tình hình của lớp cũng được thực hiện thường xuyên.
Nhiệm vụ GVCNL thực hiện chưa tốt là phối hợp với các tổ chức xã hội có liên
62
Các hoạt động khác hỗ trợ sự tiến bộ của lớp cũng ít thực hiện do nhà trường thông qua tổ chuyên môn và phối hợp với đội TNTP đã tổ chức rất nhiều sân chơi cho HS, có nhiều hình thức để thi đua giữa các lớp. Qua đó cho thấy cũng còn một số ít GVCNL chưa chủ động trong thúc đẩy sự tiến bộ của lớp, còn có tư tưởng trông chờ vào các hoạt động do phía trên hỗ trợ, Vậy nên HT cần có những tác động phù hợp để bộ phận GVCNL chưa có ý thức chủ động cần tích cực hơn, chủ động hơn.
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
Thực hiện nắm tình hình công tác CNL là công việc rất quan trọng trong quản lý hoạt động CNL, cách nào để cán bộ quản lý có những thông tin chính xác về công tác CNL là việc hết sức cần thiết. Trên cơ sở những thông tin có được, HT phân tích, tổng hợp để có những chỉ đạo, điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Khảo sát được thể hiện ở bảng 2.14
Bảng 2.14. HT nắm tình hình công tác CNL qua các kênh
∑=14 T T Nội dung Mức độ đạt ĐTB Thứ bậc RTX TX ITX KTX SL % SL % SL % SL %
1 Báo cáo định kỳ của GVCNL. 11 78,6 2 14,3 0 0 1 7,1 2,71 5
2 GVBM, Đoàn TN, đội thiếu
niên tiền phong... 9 64,3 4 28,6 0 0 1 7,1 2,57 8
3 Ban đại diện cha mẹ HS. 9 64,3 3 21,4 2 14,3 0 0 2.5 9
4 Hồ sơ GVCNL. 13 92,9 1 7,1 0 0 0 0 2,93 1
5 Tổ trưởng tổ CN, các phó HT 11 78,6 1 7,1 1 7,1 0 0 2,64 6
6 Trò chuyện cùng HS. 12 85,7 2 14,3 0 0 0 0 2,85 3
7 Trò chuyện cùng GVCNL. 13 92,9 0 0 1 7,1 0 0 2,86 2
8 Dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm. 10 71,4 3 21,4 1 7,1 0 0 2.63 7
9 Cùng tham gia các hoạt động 12 85,7 1 7,1 1 7,1 0 0 2,79 4
Qua khảo sát, HT nắm tình hình công tác CNL qua nhiều kênh như: Hồ sơ
GVCNL có ĐTB x =2,93; xếp thứ bậc 1 là kênh thông tin quan trọng; báo cáo định kỳ của GVCNL; thông qua GVBM, đoàn, đội thiếu niên tiền phong; tổ trưởng tổ
63
CN, các phó HT; ban đại diện cha mẹ HS; trò chuyện cùng HS, GVCNL; dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm; cùng tham gia các hoạt động. Trong đó qua Báo cáo định kỳ của GVCNLvà Hồ sơ GVCNL là hai kênh chủ yếu nhất. Hạn chế của thông tin này thường không kịp thời, chính vì thế để nắm bắt nhanh hơn, sâu sát hơn HT còn trò chuyện cùng GVCNL để nắm bắt tình hình, đó cũng là dịp để tìm hiểu những tâm tư, những khó khăn mà GVCNL bày tỏ và chia sẽ.
Qua khảo sát cũng cho thấy trong chỉ đạo nắm tình hình, HT còn ít quan tâm nhiều đến hình thức trò chuyện với HS, còn ít dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm hay cùng tham gia các hoạt động với các em. Trong khi đó, đây lại là một kênh thông tin rất quan trọng vì qua tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp người CBQL có đánh giá chính xác, khách quan, công bằng hơn so với việc xem từ báo cáo hay thông qua một nhân tố khác.
2.4.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp
Trong quá trình giám sát thực hiện nhiệm vụ, sau khi nắm bắt thông tin về công tác CNL, HT dựa vào những thông tin có cơ sở đề ra các biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh hoặc khắc phục hạn chế nhằm giúp GVCNL thực hiện nhiệm vụ của mình ngày càng tốt hơn. Tìm hiểu về nội dung này, tác giả thu được kết quả ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Xử lý thông tin của HT khi kiểm tra tình hình công tác CNL ∑=14 TT Nội dung Mức độ đạt ĐTB Thứ bậc RTX TX ITX KTX SL % SL % SL % SL %
1 Phê bình/biểu dương ngay 11 78,6 1 7,1 2 14,3 0 0 2,64 4
2 Chỉ ghi nhận để đánh giá thi đua. 10 71,4 2 14,3 2 14,3 0 0 2,57 5
3 Phân công tổ trưởng CN giúp đỡ
nếu có hạn chế.
12 85,7 1 7,1 1 7,1 0 0 2,79 2
4 Hướng dẫn, gợi ý GVCN cách phát
huy ưu điểm/khắc phục hạn chế. 12 85,7 2 14,3 0 0 0 0 2,86 1
5 Thay thế GVCNL. 7 50 3 21,4 2 14,3 2 14,3 2,21 6
6 Có kế hoạch tập huấn công tác
64
Qua khảo sát cho thấy HT đã thường xuyên hướng dẫn, gợi ý GVCN cách
phát huy ưu điểm/khắc phục hạn chế ĐTB x =2,86; xếp thứ bậc 1 là yếu tố rất cần thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ của GVCNL; phân công tổ trưởng CN giúp đỡ, có kế hoạch tập huấn công tác CNL cũng được nhiều quan tâm thực hiện. Điều đó cho thấy HT có quan tâm đến việc hỗ trợ để GVCNL thực hiện công việc ngày càng tốt hơn. Mặt khác HT cũng phê bình những GVCNL chưa thực hiện tốt nhiệm vụ; biểu dương những GVCNL có thành tích hoặc có những sáng tạo trong công tác CNL, đó cũng là dịp để GVCNL học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Công tác CNL cũng là công tác rất quan trọng, là một trong những cơ sở để HT cùng Hội đồng thi đua nhà trường xem xét mức độ hoàn thành niệm vụ của GV và đề nghị khen thưởng các danh hiệu. Trong trường hợp đặc biệt, HT cũng có thể thay thế GVCNL, tuy nhiên việc thay thế này rất ít khi được sử dụng.