Tăng cường kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 88 - 90)

3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Nhằm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, QL có khoa học các hoạt động của GVCN, còn GVCN xác định được một cách chính xác công việc họ phải làm trong từng giai đoạn của năm học của lớp do mình quản lý.

- Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp là phương án thực hiện trong tương lai của Hiệu trưởng và GVCN nhằm để QL và thực hiện các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm lớp.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

BGH phải hiểu rõ kế hoạch hóa là cơ sở định hướng quan trọng trong chuỗi hoạt động nối tiếp nhau trong nhà trường, đồng thời thể hiện QL công tác CNL một cách khoa học. Kế hoạch hóa giúp Hiệu trưởng tổ chức điều khiển, kiểm tra đánh giá hoạt động công tác CNL toàn diện cân đối có trọng tâm theo hướng có đích có hiệu quả đã định.

- Kế hoạch thời gian: kế hoạch chiến lược, kế hoạch theo giai đoạn, kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần;

- Kế hoạch cấp học: kế hoạch trường, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch đoàn thể, kế hoạch cá nhân.

- Kế hoạch theo nội dung: kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ, kế hoạch dạy học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch ôn tập, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch theo dõi học sinh khuyết tật, kế hoạch hoạt động phong trào theo từng thời điểm…Trong quá trình QL điều hành hoạt động của lớp, GVCN phải hướng tới đạt những mục tiêu nhất định nên xây dựng kế hoạch luôn có mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể…

3.2.2.3. Cách thức thực hiện Bước 1: phân công nhiệm vụ

Hiệu trưởng phải nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trường nói chung, chỉ tiêu phấn đấu về công tác CN nói riêng cho toàn thể các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường; sau đó hướng dẫn giao việc cụ thể cho Phó Hiệu trưởng; tổ trưởng chuyên môn và các GVCN khác một cách cụ thể.

79

Tập trung lấy ý kiến dân chủ về kế hoạch chỉ đạo, QL của Hiệu trưởng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GVCNL trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sực mạnh tổng hợp trong việc QL công tác CNL.

Bước 2. Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch chủ nhiệm là một trong những nội dung hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận của bộ máy QL để đạt được mục tiêu mong đợitrên cơ sở khả năng hiện tại.

- Xây dựng cấu trúc bản mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo nguyên tắc cấu trúc nội dung bản kế hoạch chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện từng đơn vị công tác, nên khó có một cấu trúc chung. Trên thực tế ta đề xuất xây dựng cấu trúc mẫu kế hoạch chủ nhiệm với 9 nội dung cơ bản như sau:

1. Đặc điểm môi trường (thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức); 2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và danh hiệu phấn đấu; 3. Các biện pháp thực hiện chính;

4. Những vấn đề đi sâu rút kinh nghiệm; 5. Điều chỉnh kế hoạch;

6. Kế hoạch từng tháng (dự kiến: nội dung, phân công, thời gian) 7. Kế hoạch Sơ kết học kì

8. Kế hoạch Tổng kết năm học 9. Kế hoạch hoạt động hè

Sau khi hướng dẫn các thành viên xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, đề ra các văn bản pháp lý làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá theo phạm vi trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường.

Bước 3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Sau khi duyệt các kế hoạch từng bộ phận, cá nhân, Hiệu trưởng cần: - Xác định chương trình QL công tác CN một cách cụ thể, rõ ràng.

- Tổ chức các hoạt động về công tác CNL theo kế hoạch đã đề ra một cách thường xuyên, phát động các phong trào thi đua tích cực, cần chỉ đạo tiến hành làm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm toàn diện.

80

- Quan tâm giúp đỡ những GVCN còn lung túng, thiếu kinh nghiệm. Sau mỗi đợt phát động thi đua cần có tổng kết động viên, khen thưởng kịp thời, uốn nắn những sai lệch trong quá trình thực hiện.

- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch.

Bước 4. Kiểm tra đánh giá

- Đánh giá của Hiệu trưởng phải công bằng, khách quan, không thiên vị, kích thích phong trào thi đua tích cực.

- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, đánh giá công khai trên bảng xếp loại của nhà trường;

- Tiêu chí đánh giá phải được lượng hóa, cụ thể rõ ràng.

Để việc QL công tác CNL trong nhà trường mang lại hiệu quả cao, người Hiệu trưởng phải biết cách QL theo hướng tiếp cận hệ thống và logic khoa học. Điều đó sẽ làm cho việc QL của Hiệu trưởng nhịp nhàng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng QL công tác CNL của GVCN thông qua các kế hoạch thì chính người Hiệu trưởng nhà trường cũng là người xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trong việc QL nhà trường nói chung và QL công tác CNL nói riêng.

Hiệu trưởng phải là người có kiến thức kỹ năng vững vàng về lập kế hoạch, nghiệp vụ QL công tác CNL cũng như các kỹ năng của người GVCN thì mới chỉ đạo, QL công tác CNL; nhiệt huyết với công việc, luôn đi đầu trong mọi phong trào, là người khơi dậy cảm hứng cho tập thể giáo viên làm việc tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)