Trục cam phôi đúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 68)

6. Những điểm mới của luận văn

3.5.2.2. Trục cam phôi đúc

Phôi đúc được thực hiện đối với trục cam bằng gang. Đối với sản lượng nhỏcó thể đúc trong khuôn cát, đối với sản lượng lớn có thể áp dụng các phương pháp đúc đặc biệt, dùng các phương pháp đúc đặc biệt có thể nhận được độcứng khác nhau trên bềmặt của các vấu cam. Có 2 phương pháp đúc có thểnhận được độcứng cao ởphần mặt nâng của vấu cam.

Khuôn tổng hợp:

Đúc trong khuôn tổng hợp là loại khuôn cát,ở phần mặt nâng của vấu cam (cần độ cứng cao) có bốtrí các mảnh khuôn kim loại. Tại đây kim loại lỏng sẽnguội nhanh hơn so với các phần khác do đó độcứng sẽ cao hơn.

Hình 3.5.2.2.1:Khuôn đúc tổng hợp

Theo lý thuyết và qua thực nghiệm của B.A.Zakharốp, độcứng của đỉnh vấu cam có thể đạt (480– 500) HB còn các khu vực tiếp xúc với khuôn cát đạt tới (200 –220)

HB.

Kích thước từmặt trục đến đỉnh (39 mm) Kích thước từmặt tròn (31mm)

Hình 3.5.2.2.2: Sựphân bố độcứng của bềmặt vấu cam

Khuôn vỏmỏng:

Khuôn vỏmỏng có cấu tạo từtổng hợp cát và nhựa, phương pháp này thường được áp dụng tại các nhà máy của Mỹ, Đức, Nga….

Để tăng cường độ cứng của mặt nâng ở vấu cam, người ta thổi dòng khí lạnh vào khu vực cần làm nguội nhanh sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn (sau hơn 1 phút). Đúc bằng loại khuôn này có khả năng đạt độchính xác rất cao, sai sốvề đường kính không quá (0,12–0,13) mm vềmột phía.

Hình 3.5.2.2.3:Khuôn đúc vỏ mỏng trục cam

1,2. Giá đỡ; 3,4. Ống dẫn dòng khí lạnh; 5. Ống phun khí lạnh vào khu vực làm nguội.

Trục cam chế tạo từ gang hợp kim được đúc từ các phương pháp trên có độ cứng cao ở các bề mặt làm việc của vấu cam, do đó không cần tôi cứng vẫn đảm bảo được khả năng chống mài mòn cao khi làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)